Đêm Sài Gòn có những giấc ngủ ngon trong chăn êm nệm ấm, cũng có những giấc ngủ trằn trọc, chập chờn của những phận người không nhà. Đêm, có những tiếng thở dài não nuột...

Những phận đời ngủ vỉa hè trong đêm lạnh Sài Gòn

Lê Ngọc Dương Cầm | 05/01/2017, 14:10

Đêm Sài Gòn có những giấc ngủ ngon trong chăn êm nệm ấm, cũng có những giấc ngủ trằn trọc, chập chờn của những phận người không nhà. Đêm, có những tiếng thở dài não nuột...

Sài Gòn 3 giờ sáng. Trời lạnh. Nhân viên của những quán nhậu khuya đã bắt đầu dọn bàn ghế, chuẩn bị đóng cửa nghỉ. Đường rộng thênh thang, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe máy chạy ngang, tiếng máy rúxé toạcmàn đêm tĩnh lặng.

Trong một góc tối dưới chân cầu ông Lãnh thuộc bờ quận 4, ông Lê Văn Minh nằm co ro bên chiếc xe đạp, ngủ ngon lành. Nghe có tiếng chân, ông lồm cồm ngồi dậy. Giữa đêm khuya thanh vắng, chúng tôi nghe ông tâm sự về cuộc đời buồn của ông.

"Tui ngủở đây đãngót 40 năm rồi đó. Từ cái hồi chợ cầu Muối chưa giải tỏa, cầu ông Lãnh chưa xây hiện đại như bây giờ", ông Minh nói.

Ho sù sụ, dáng người ốm tong ngồitrên tấm nylon, tay đập vội con muỗi, ông Minh than: "Năm nay trời lạnh quá. Ngủ ngoài này hay bị ho, cảm. Trời không mưa còn đỡ, mưa là khỏi ngủ, chỉ biết ngồi đợi mưa tạnh".

Ông Lê Văn Minh đã có 40 năm ngủ cảnh màn trời chiếu đất

Ông Minh trầm ngâm kể về gia đình mình: "Hồi ba má tui còn sống, cũng không có nhà, mướn căn nhà nhỏ đểở. Ba má tui chết, trả nhà cho người ta, tui sống kiếp lang thang, ngủ đầu đường xó chợ. Anh em cũng bệnh mà chết hết. Nghèo quá,tui không dám cóvợ con, một mình trơ trọi giữa cuộc đời. Quần áo tui mặc, dép tui mang... đều của thiên hạ cho. Tui không có gì hết".

Mới đây, thấy ông quá nghèo khổ, một người "dưng" tốt bụng đã động lòng, tặng ông chiếc xe đạp. Hàng ngày ông đạp xe đi lượm ve chai, kiếm được vài chục ngàn đủ để ăn đúngmột bữa cơm. Ông Minh nghẹn ngào: "Có một bữa cơm bỏ vô miệng là may mắn rồi, đâu dám mơ ước cơm ngày 3 bữa. Tui đã 54 tuổi, sức khỏe không có, ai mà chịu thuê mướn làm việcgì nữa".

Sống kiếp lang thang không nhà,khó khăn nhất của ông Minh là chuyện tắm giặt. Ông Minh buồn bã: "Tui không có tiền đi tắm ở nhà tắm công cộng. Chiều về chờ nước lớn, nhảy ùm xuống kênh Bến Nghé tắm, tranh thủ giặt qua loa bộ đồ, máng lêntrên xe đạp phơi. Nước kênh cũng đâu có sạch sẽ gì, đen ngòm. Đại tiện cũng xuống kênh luôn.Sống rày đây mai đó, phải chịu thôi".

Người đàn ông này cho biết suốt mấy chục năm naymình "không có một tấm giấy lận lưng". Ông phân trần: "Hồi trẻ đi phụ hồ, tui cúi xuống rớt cái bóp giấy tờ lúc nào không hay. Tui muốn làm lại chứng minh nhưng không có hộ khẩu, giấy khai sinh nên đành chịu. May mà công an phường họ biết rànhtui không quậy phá, trộm cắp nên cũng không làm khó dễ, cho ngủ tại cái vỉa hè này. Nếu tui đi sang phường khác ngủ vỉa hè kiểu này, họ sẽ kiểm tra và đuổi đi ngay. Không biết còn sống được mấy ngày nữa, tuikhông cầnlàm giấy tờ làm gì".

Ông Lê Văn Minh sống cảnhlang thang, không có giấy tờ tùy thân đã mấy chục năm nay

Chia tay ông Minh, chúng tôi bỏ lại sau lưng tiếng thở dài não nuột. Giờ này đã lác đácvài người đi buôn bán sớm...

Trên đường Trần Hưng Đạo (gần siêu thị Nguyễn Kim), một thanh niên nằm ngủ "quên trời đất" trên ghế nhà chờ xe buýt, bên cạnh là chiếc xe đạp chất đầy đồ ve chai.Đó là Nguyễn Thành, sinh năm 1984, quê ở Quảng Ngãi.

Thành thức giấc, trò chuyện với chúng tôi. Giọng còn ngái ngủ, Thành nói: "Em vào đây tết này nữa là hơn 3năm. Trước đây em cũng có thuê phòng rẻ tiền ở chung vài người. Năm nay ở quê lũ lớn, mất mùa... em quyết định sống kiểu bụi đời thế này đểdư ra một ít tiền, gửi vềphụ gia đình".

Hàng đêm, đợi những chuyến xe buýt cuối cùng vừa dứt, tầm khoảng 21 giờ, Thànhchọn cáinhà chờ này để làm chỗ đặt lưng. Tranh thủchợp mắt sau một ngày mưu sinh vất vả, trước 5 giờ sáng, Thành phải thức giấc rời đi, trả lại ghế cho những hành khách đầu tiên, khi những chuyến xe buýt bắt đầu lăn bánh.

Thành kể, có hôm mệt quá, ngủ say, bị kẻ gian móc hết tiền trong túi. Như vậy đã là may mắn, có hôm Thành còn bị con nghiện đến đánh thức, xin tiền...

Thành nở nụ cười lạc quan: "Con trai mà anh, chịu đựng một thời gian, khi nàogia đình ngoài quê ổn ổn thì em tính tiếp. Chắc cũng phải tìm mộtphòng nhỏ nhỏ ở quận Gò Vấp thuê cho rẻ. Ngủ chập chờn giữa mưa gióthế này, em bị sút mấy ký lô so với trước đó".

Năm nay miền Trung lũ lụt nặng nề. Cơn lũ khủng khiếpđã "cuốn phăng" giấc ngủ củaanh Nguyễn Thành ra vỉa hè

Gần chỗ tá túc của anh thanh niên Nguyễn Thành vài trăm mét, ông Nguyễn Văn Hữu ngồi co ro trên tấm bạt. Người đàn ông này không ngủ được vì trời lạnh. Ông Hữu cho biết rất mừng vì giữa đêm khuya thanh vắng, có người chịu ngồi nghe ông tâm sự về cuộc đời.

Ông Hữukhông ngần ngại cho biết về quá khứ "lẫy lừng" của mình, là nguyên nhân đưa ông lâm vào tình cảnh màn trời chiếu đất. Ông nói: "Tui là người nghiện xì ke ở cả hai chế độ. Ở cái từng tuổi gần đất xa trời này, tui cũng không nói dóc, giấu diếmanh làm chi...".

Ông Hữu nói tiếp: "Ngày trước giải phóng, ba má tui giàu lắm. Có nhà ở mặt tiền đường Tự Do(Đồng Khởi bây giờ-PV).Bây giờ anh đến khu đó, hỏi tiệm đồi mồi ChâuVinh của ông Nguyễn Văn Bảy, nhiều người vẫn còn nhớ. Anh không tin thì sáng mai tui dẫn anh đến đó xác minh. Nhà tui giàu chỉ thua ông chủ hãng Thái Thạch đường Mạc Thị Bưởi thôi. Sau này tán gia bại sản, banh hết. Nhỏ em gái tui du học ở Tây Đức, trả hiếu cho ba má, rước ổng bả qua đó nuôi nấng vào năm 1968. Ba má tui cũng mất lâu rồi".

Ông Nguyễn Văn Hữu đang ngồi kể chuyện đời buồn của mình trong đêm vắng, lạnh

Ông Hữu thở dài: "Tui nghiện xì kenên bị anh chị em xa lánh, kỳ thị. Tui đi hết trại cai nghiện này đến trại khác, cuối cùng ra sống ở vỉa hè này. Anh cứ viết hết như vậy đi, cho người ta thấy đời tui khổ là do chínhtui gây ra. Tui muốn mọi người tránh, đừng đi vào con đường lầm lỗi như tui"

Trong câu chuyện, ông Hữu nhiều lúc rớm nước mắt. Ông bảo cuộc đời ông coi như hết, buồn chán và sống buông trôi,chỉ chờ ngày chết. Ông than: "Tui chán cái tình đời. Nhiều lúc tui mong sao ngủ một giấc, sáng nằm cứng đơ. Ông trời không kéo tui đi, chắcvì chưa trả hết nợ đời".

"Bà chị ruột của tui sống trong căn nhà 4 tầng lầu, ngay chợ cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1. Giàu có nhưng chẳng giúp gì cho tui, còn xa lánh. Nhiều lúc, tui đến tìm còn không muốn mở cửa. Ruột thịt mà còn như vậy, làm sao tui chịu nổi. May mắntui còn con nhỏ em gái, nóbiết nghĩ đến tình ruột thit, mỗi tháng cho tui được 500 ngàn để ăn cơm", ông Hữu cho biết thêm.

"Anh nghĩ coi, có công ty, xí nghiệp nào chịu mướn một ông già nghiện ngập? Tui sống vào tình thương của người đời. Hồi chiều, tui đi ngang một tiệm bún riêu. Một cô gái thấy tui lụm khụmvác ba lô đi ngang, tội nghiệp nên kêu vào cho tô bún riêu, cònchothêm 30 ngàn nữa. Tui ăn tô bún riêu mà rơi nước mắt", nói đến đây ông Hữu bật khóc.

Chỉ tay qua một người đàn ông chạy xe ôm gần đó, ông Hữu nói: "Ông đó là người dưng mà còn tốt với tui hơn ruột thịt. Nhiều khi ổngcho tui vài ngàn mua thuốc hút, cho tui ổ bánh mì ăn cho đỡ đói".

Sống kiếp lang thang, thỉnh thoảng ông Hữu bỏ ra 5.000 đồng, vào nhà tắm công cộng tại bến xe buýt Bến Thành tắm. Chuyện đi vệ sinh, có khingười tathấy ông khổ quá, không lấy tiền. Quần áo thì ông xin đồ cũcủa những người tốt bụng ông gặp để mặc, chừng hai tuần dơ quá thì bỏ, chứ không thể giặt giũ gì được. Ông Hữu nói: "Người ngợm hôi hám, ngồi gần người ta tui cũng ngại. Đành chịu chứ biết làm sao bây giờ?".

Bầu trời thành phố ửng hồng. Xe cộtúara đường. Những mảnh đời tìm giấcngủ trên vỉa hè biến mất, nhường chỗ cho các bà bán hàng ăn sáng bày bàn ghế và nhữngcửa hàng kinh doanh mở cửa... Một ngày mới nhộn nhịp bắt đầu....

Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những phận đời ngủ vỉa hè trong đêm lạnh Sài Gòn