Nhiều người cho rằng bệnh cúm là bệnh phổ biến nên rất dễ chữa khỏi. Thế nhưng thực tế, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Uống nhiều thuốc kháng sinh
Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Thế nhưng trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Vậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.
Không rửa tay thường xuyên
Ai cũng biết rằng rửa tay giúp loại bỏ phần lớn vi khuẩn và mầm mống gây bệnh. Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta lại lười rửa tay khiến vi khuẩn trên tay sinh sôi ngày càng nhiều sẽ bám vào thức ăn rồi tấn côngcơ thể.
Trong khi đó, cảm lại là một bệnh lây nhiễm vô cùng phổ biến nên dễ dàng tấn công cơ thể từ những vi khuẩn trên tay. Do đó, rửa tay nhiều lần trong ngày cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh cảm hiệu quả.
Hút thuốc lá
Hút thuốc trong khi cảm lạnh là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều người bệnh cho rằng hút thuốc sẽ xua đi cái lạnh trong người, làm ấm đường thở, nhưng thực chất khói thuốc là nguyên nhân khiến các sợi lông tơ nhỏ trong phổi bịtê liệt, không thể đẩy chất nhầy ra, lưu trong phổi, làm phổi bị viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp từ cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
Tiếp xúc quá gần người lạ có dấu hiệu bị bệnh
Khi phát hiện người đối diện bị cảm thì tốt nhất bạn nên đứng cách xa người đó khoảng 1 mét và tiếp xúc tối đa là 5 phút. Bởi việc tiếp xúc quá gần khi nói chuyện sẽ khiến vi khuẩn, virus bệnh từ nước bọt, hơi thở của người khác bám vào cơ thể bạn nên dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, tốt hơn hết là khi trò chuyện với người lạ thì bạn cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, bởi cơ bản là bạn không thể nhận biết được người đó có đang mang bệnh cảm trong người hay không.
Không tập thể dục
Tập thể dục giúpcủng cố hệ miễn dịch, làm chúng ta ít bị nhiễm bệnh hơn. Nhưng khi bị bệnh, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thường ngại tập thể dục. Đừng bỏ qua điều này vì đây là cách bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại căn bệnh của mình. Bạn có thể tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn hơn bình thường tùy theo thể trạng của mỗi người.
Lười uống nước
Lười uống nước là thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Bởi khi cơ thể bị mất nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lượng cũng như khả năng đào thải chất độc khỏi cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ bị suy giảm hệ thống miễn dịch nên bệnh cảm dễ tấn công hơn. Do đó, đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày là cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn bạn nhé.
Không thay quần áo khi về nhà
Khi từ ngoài đường về nhà thì lớp quần áo bên ngoài là nơi chứa vi khuẩn nhiều nhất. Do đó, nếu sau khi về nhà, bạn không thay quần áo mà lại lăn ra nằm lên giường thì lượng vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lan sang chăn, đệm rồi tấn công ngược lại cơ thể nhé.
Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D rất dồi dào. Khi cơ thể nhận đủ vitamin D thì nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp có thể giảm xuống một nửa. Do đó, nếu muốn có cơ thể khỏe mạnh thì bạn nên dành chút thời gian ra phơi nắng mặt trời. Thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào sáng sớm lúc nắng còn yếu, có như vậy thì da vừa không bị tổn thương mà cũng không sợ bị cháy nắng nữa.
Hà Anh (TH)