Như lời cam kết đến năm 2030 Việt Nam sẽ kết thúc đại dịch AIDS, khi đó Việt Nam sẽ không còn người lây nhiễm HIV/AIDS nhưng đến nay tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn, nhất là đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng tăng, đặc biệt là chưa biết lấy đâu kinh phí để phòng, chống HIV/AIDS.

Việt Nam khó kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030

Hồ Quang | 27/09/2017, 18:17

Như lời cam kết đến năm 2030 Việt Nam sẽ kết thúc đại dịch AIDS, khi đó Việt Nam sẽ không còn người lây nhiễm HIV/AIDS nhưng đến nay tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn, nhất là đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng tăng, đặc biệt là chưa biết lấy đâu kinh phí để phòng, chống HIV/AIDS.

Theo thống kế của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 4.540 người nhiễm HIV và 2.312 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, trong đó khoảng 800 người đã tử vong.

Chia sẻ tại Hội thảo “Đại biểu dân cử khu vực phía Nam với chính sách y tế và phòng, chống HIV/AIDS” hôm 27.9 tại TP.HCM, TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay trong việc kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 là tình trạng gia tăng số người nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (MSM), nhóm tình dục không an toàn và nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống căn bệnh này.

“Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã giảm, nhưng giảm chưa sâu, chưa ổn định. Có sự gia tăng khá nhanh số người nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam. Trong đó, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục; đặc biệt là trong nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp do quan hệ tình dục tập thể, tình dục không an toàn”, ông Long nói.

Bên cạnh đó, ông Long cũng cho biết đến cuối năm 2017 này nguồnviện trợ của các tổ chức cho hoạt động phòng chống AIDS như: PEPFAR, Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét, Dự án ADB… sẽ kết thúc. Do đó, nguồn kinh phíchỉ còn trông chờ vào ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, quỹ bảo hiểm y tế, thu phí…

Tuy nhiên, hiện nguồn ngân sách trung ương và tại nhiều địa phương khá hạn hẹp. Đến nay vẫn còn 9 tỉnh, thành (Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định và Bình Phước) chưa phê duyệt kế hoạch và kinh phí cho đề án phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030.

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, dù đã được UBND TP chấp thuận mua thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ cho bệnh nhân HIV,nhưng việc chuyển đổi sang điều trị theo bảo hiểm y tế vẫn còn vướng mắc do một số quận, huyện thiếu các điều kiện nhân sự, cơ sở để thành lập phòng khám đa khoa thực hiện điều trị cho ARV bằng bảo hiểm y tế.

Ngoài ra TP còn có đến 24% bệnh nhân đang điều trị ARV có hộ khẩu ở các tỉnh, thành khác và không có thẻ bảo hiểm y tế cần được hỗ trợ về kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho họ.

Nhiều địa phương khác như: Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai... cũng cho biết đanggặp rất nhiều khó khăn khi tài trợ quốc tế giảm đi, trong khi địa phương chưa đủ nhân lực lẫn tài lực để có thể cáng đángđược số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng.

Trước tình hình trên, để đảm bảo việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được liên tục, ông Long yêu cầu các địa phương khẩn trương kiện toàn các phòng khám HIV/AIDS, mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, đấu thầu thuốc ARV…

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam khó kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030