Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp (DN) tại ĐBSCL đặt ra tham vọng phát triển to lớn. Những mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát cùng đó là sự thông qua của Nghị quyết 11/NQ-CP.

Những tín hiệu giúp doanh nghiệp ĐBSCL lạc quan về tiềm năng kinh doanh năm 2022

A.K | 16/02/2022, 16:46

Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp (DN) tại ĐBSCL đặt ra tham vọng phát triển to lớn. Những mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát cùng đó là sự thông qua của Nghị quyết 11/NQ-CP.

Những gam màu sáng trong kinh doanh của các DN phía Nam

Trong thời gian dịch COVID-19 càn quét, cộng đồng DN các tỉnh ĐBSCL đã nỗ lực không ngừng để duy trì mục tiêu kép duy trì sản xuất - bảo vệ người lao động. Cuối cùng, những gam màu tươi sáng trong bức tranh hậu dịch cũng dần hé lộ. Nhiều DN trong đó có Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã mạnh dạn đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 đạt 300 triệu USD, tăng 5% so với năm ngoái. Điều đó cũng phần nào cho thấy tiềm năng vực dậy kinh tế của các DN phía Nam.

Kể từ quý cuối năm 2021, hoạt động kinh doanh sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đã nhanh chóng trở lại quỹ đạo ban đầu, nâng mức tăng trưởng GDP toàn quốc ước tính lên 2,58% - tăng gấp rưỡi so với 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt 668,54 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta (FDI) đạt 31,15 tỉ USD, tăng 9,2%.

hinh-1.jpg
Các doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế phía Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc

Các DN tận dụng cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế khu vực phía Nam ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm phục hồi kinh tế quốc gia. Sự khởi sắc của các chỉ số kinh tế, cộng hưởng với sự hỗ trợ từ Chính phủ đang tạo điều kiện cho DN phục hồi, tăng trưởng và bức phá trong bối cảnh bình thường mới.

Ông Chung Wai Fu - TGĐ Công ty Lee & Man Việt Nam nhận định: “Việt Nam đang trong giai đoạn ‘thiên thời, địa lợi’ để các DN nắm bắt cơ hội, đưa ra đối sách vực dậy hoạt động kinh doanh sau một năm đình trệ. Điều này tạo ra động lực để nền kinh tế năm nay “vượt vũ môn" và hồi phục mạnh mẽ”.

Quyết tâm phát triển về “chất” và “lượng”

Giữa bối cảnh kinh tế phía Nam trên đà khởi sắc, nhiều DN FDI thuộc khu vực ĐBSCL đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng trong kế hoạch năm 2022. Nổi bật là công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam với chiến lược phát triển cả về “chất” lẫn “lượng” cùng những kỳ vọng lớn lao.

Trong đó, với mục tiêu phát triển về “lượng”, DN tham vọng tăng 5% doanh thu trong năm 2022. Đẩy mạnh chi phí xuất khẩu, tăng cường doanh số bán hàng trong nước so với năm 2021. Đây là một kỳ vọng mang tính bức phá cao. Trước đó, theo báo cáo doanh thu năm 2021, Lee & Man Việt Nam đạt con số hơn 6.700 tỉ đồng tương đương với năm 2020 bất chấp làn sóng dịch bệnh thứ 4 tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất. Song song với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, DN cũng tập trung nâng cao phần “chất” ở nhiều phương diện. Trực quan nhất, DN sẽ tiếp tục tập trung và đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động sản xuất được duy trì ổn định và chăm lo an sinh cho người lao động tại địa phương.

hinh-2-1-.jpg
Lee&Man đặt nhiều mục tiêu quan trọng hơn trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững năm 2022

Thông qua chế độ phúc lợi tốt cùng hàng loạt kế hoạch tạo cơ hội việc làm, chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người lao động địa phương, Lee & Man Việt Nam đang tiến bước vững chắc trên hành trình tạo cơ hội việc làm cho người lao động, hướng đến mục tiêu bản địa hoá nguồn nhân lực tại công ty, góp phần giải bài toán kép về an sinh, việc làm cho người lao động địa phương và làm kinh tế hiệu quả.

Trong mục tiêu phát triển bền vững, Lee & Man Việt Nam cũng quyết tâm hiện thực hóa kế hoạch xây dựng hệ sinh thái xanh trong khuôn viên nhà máy. Chiến lược này nhằm trung hòa lượng khí thải carbon, hưởng ứng theo định hướng Chính phủ sau hội nghị COP26, hướng đến mục tiêu xanh – sạch – bền vững, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nội bộ và người dân địa phương.

Nhìn nhận về những chiến lược phát triển lạc quan trong năm nay, ông Chung Wai Fu cho biết: “Vượt qua đại dịch, công ty đã và đang trang bị các nguồn lực để bứt tốc trong mọi mặt. Chúng tôi đặt mục tiêu không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn nỗ lực mang đến những tác động tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là đội ngũ người lao động địa phương đang gắn bó với doanh nghiệp”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những tín hiệu giúp doanh nghiệp ĐBSCL lạc quan về tiềm năng kinh doanh năm 2022