Một chương trình phần mềm đã dự đoán rằng việc làm sáng đám mây biển sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra một số thay đổi thảm khốc về khí hậu, nhưng cũng có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực.

Nhuộm mây có thể giúp Trái đất bớt nóng hơn

Anh Tú | 28/10/2023, 13:10

Một chương trình phần mềm đã dự đoán rằng việc làm sáng đám mây biển sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra một số thay đổi thảm khốc về khí hậu, nhưng cũng có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực.

Phun nước biển vào các đám mây để làm mát hành tinh sẽ làm giảm nguy cơ khí hậu Trái đất đạt tới các “điểm tới hạn”, nhưng cũng sẽ làm tăng nguy cơ sụp đổ sông băng ở phía đông Nam Cực và làm thay đổi gió mùa Tây Phi.

Đó là theo kết quả nghiên cứu của Haruki Hirasawa tại Đại học Victoria, Canada và các đồng nghiệp. Họ đã mô phỏng hóa tác động của việc làm sáng đám mây biển (MCB) - một dạng kỹ thuật địa lý đã được đề xuất để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Điều này sẽ liên quan đến việc phun nước biển vào các đám mây tầng tích ở độ cao thấp trên đại dương, tạo ra những giọt cực nhỏ nhanh chóng bay hơi để lại các tinh thể muối lơ lửng trong không khí. Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là hơi nước sẽ ngưng tụ xung quanh những tinh thể này, tạo thành những giọt nhỏ hơn phản chiếu nhiều ánh sáng mặt trời vào không gian hơn so với những đám mây thông thường.

may.jpg
Mây có thể giúp phản chiếu ánh sáng Mặt trời

Một chương trình của Úc nhằm bảo tồn Rạn san hô Great Barrier đã thử nghiệm vòi rồng để phun sương mù này từ tàu. Nhưng các nhà phê bình lo ngại rằng bất kỳ “động tác nhanh” nào can thiệp vào tự nhiên đều có thể gây ra những hậu quả không mong muốn về khí hậu.

Các đám mây tầng tích trải rộng khắp phía đông Thái Bình Dương và đông nam Đại Tây Dương. Nghiên cứu cho thấy nếu việc làm sáng đám mây biển được triển khai với khối lượng đủ lớn ở những khu vực này, thì nó sẽ có những tác động sâu rộng. Nó có thể tạo khác biệt tương tự như những tác động đã thấy trong giai đoạn khí hậu La Niña và có thể giúp giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức đầu thế kỷ 20. Khi đó, phần lớn địa cầu sẽ nguội đi, trong khi lượng mưa sẽ tăng ở những nơi như Úc, Ấn Độ và Panama và giảm ở Indonesia, Cộng hòa Congo và miền đông Brazil.

Hirasawa nói: “Ban đầu tôi đã mong đợi nhiều nhược điểm hơn đối với MCB. Nhưng kết quả từ công việc chứng tỏ chúng rất có tiềm năng và việc chúng ta cần là phải làm việc thật nhiều để đánh giá đúng MCB”.

Với việc thế giới đang trên đà tăng nhiệt độ vượt quá 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các nhà khoa học cảnh báo rằng diễn biến như vậy trong thời gian dài sẽ dẫn Trái đất tới ngưỡng được gọi là điểm tới hạn. Ở thời điểm đó, những tác động từ Trái đất nóng lên khiến băng tan, giảm suất phản chiếu ánh sáng mặt trời đến mức Trái đất không thể đảo ngược quá trình nguội trở lại.

Nghiên cứu cho thấy, việc làm sáng đám mây biển trong thời gian dài sẽ làm giảm nguy cơ của hầu hết những vấn đề mang tính thách thức như: sự sụp đổ của các lớp băng ở Greenland và phía tây Nam Cực, sự ngừng hoạt động của dòng hải lưu quan trọng ở Đại Tây Dương, băng tan đột ngột và rạn san hô chết.

Nhưng cách tiếp cận này sẽ không giúp ngăn chặn sự mất băng ở Biển Barents và sẽ khuyến khích các điều kiện tạo ra các kịch bản tốt xấu lẫn lộn. Ở Đông Nam Cực, nó sẽ dịch chuyển một vành đai gió mạnh về phía nam, gây ra hiện tượng nước ấm dâng lên gần các thềm băng nổi vốn có tác dụng bảo vệ các sông băng khỏi sự sụp đổ.

Ở vùng Sahel của châu Phi, lượng mưa sẽ tăng lên và có thể dẫn đến việc phủ xanh các thảo nguyên bán khô cằn, một viễn cảnh hứa hẹn mang lại lợi ích nhưng vẫn không thể dự đoán được chắc chắn.

Các tác động được dự đoán sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi MCB được triển khai. Nếu nó được thực hiện ở phía đông nam Đại Tây Dương chứ không phải ở Thái Bình Dương, lượng mưa sẽ giảm ở Amazon, làm tăng nguy cơ tàn lụi của rừng nhiệt đới.

Nhà nghiên cứu Sarah Doherty tại Đại học Washington ở Seattle cảnh báo rằng những kết quả này mới chỉ do một chương trình duy nhất thực hiện và cần nghiên cứu thêm về các phương pháp ngăn chặn bức xạ mặt trời.

Bà nói: “Sẽ có những điều không chắc chắn về việc một số thứ như làm sáng đám mây biển hoặc phun khí dung vào tầng bình lưu sẽ khiến hệ thống khí hậu phản ứng như thế nào”, đồng thời bày tỏ lo ngại: “Cũng có những điều không chắc chắn về việc hệ thống khí hậu sẽ thay đổi như thế nào khi lượng khí nhà kính ngày càng tăng nếu không có những phương pháp tiếp cận này”.

Raymond Pierrehumbert tại Đại học Oxford cho biết nỗ lực tránh Trái đất đi quá giới hạn nhiệt nếu áp dụng MCB sẽ cần phải duy trì trong nhiều thế kỷ. Ông nói: “Do thời gian tồn tại lâu của CO2 trong khí quyển nên bạn phải duy trì MCB ít nhất là lâu như vậy”. Việc tác động một quá trình càng lâu thì sẽ càng dễ nảy sinh những biến số không mong muốn.

Nói tóm lại, việc nhuộm mây là một ý tưởng táo bạo nhưng tính khả thi vẫn còn cao hơn việc làm nguội Trái đất bằng việc lắp gương không gian. Tuy nhiên, vấn đề là ý tưởng này còn mới mẻ và cần phải có thời gian để tính hết các tác động không mong muốn. Trước mắt, giải pháp tốt nhất để chống Trái đất nóng lên vẫn cứ là giảm khí thải nhà kính.

Bài liên quan
Trái đất đang trên đà nóng vượt xa so mục tiêu mà thế giới đặt ra
Guardian vừa thực hiện một cuộc khảo sát với hàng trăm nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới. Họ dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này, vượt xa các mục tiêu mà thế giới đặt ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhuộm mây có thể giúp Trái đất bớt nóng hơn