Trước việc nở rộ các hoạt động hầu đồng ở khắp các nơi mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, đại diện Bộ VH-TT-DL cho biết Bộ đã có công văn yêu cầu các sở văn hóa chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm, sai lệch với bản chất của việc hầu đồng.

Nở rộ hầu đồng sau Tết, Bộ VH-TT-DL ra văn bản chấn chỉnh

Hải Yến | 22/02/2018, 15:29

Trước việc nở rộ các hoạt động hầu đồng ở khắp các nơi mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, đại diện Bộ VH-TT-DL cho biết Bộ đã có công văn yêu cầu các sở văn hóa chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm, sai lệch với bản chất của việc hầu đồng.

Theo đó, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản số 618/BVHTTDL-DSVH gửi các Sở VH-TT/Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người thực hành về giá trị của di sản, qua đó khuyến cáo hạn chế việc sử dụng nhiều vàng mã và đồ lễ đắt tiền để chia, phát lộc trong lễ hầu đồng. Ngăn chặn, xử lý hiện tượng lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng.

Trình UBNDtỉnh/thành phố xem xét ban hành quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích, trong đó quy định rõ không gian và thời gian được thực hành hầu đồng tại di tích nhằm đảm bảo sự trang nghiêm và không gian phục vụ khách tham quan di tích.

Ngoài văn bản trên, Thanh tra Bộ VH-TT-DL cũng đã thông báo tới các Sở yêu cầunâng cao công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa lễ hội được tổ chức sau Tết Nguyên đán,tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng tâm linh để trục lợi. Thanh tra Bộ đã thành lập các đoàn kiểmtra công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội tại 9 tỉnh/thành, điểm di tích. Qua kiểm tra, các địa phương đã có sự quan tâm chỉ đạo, ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu đảm bảo văn minh, an toàn, trật tự trong hoạt động lễ hội trên địa bàn; chỉ đạo các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch tổ chức đối với từng lễ hội; thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội, phân rõ trách nhiệm, có giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế của năm trước.

Tăng cường công tác tuyên truyền như hệ thống bảng, biển, sử dụng hệ thống loa truyền thanh, in tờ gấp về lịch sử di tích, ý nghĩa của lễ hội, các quy định về bảo vệ di tích và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội góp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh cho du khách và người tham gia lễ hội; không để các hiện tượng đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch, “chặt chém” khi trông giữ xe, đánh bạc, mê tín dị đoan, xem bói, xóc thẻ diễn ra tại lễ hội.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nở rộ hầu đồng sau Tết, Bộ VH-TT-DL ra văn bản chấn chỉnh