Một báo cáo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các khu rừng của nước này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu, thay vì giảm bớt, bởi chúng sẽ thải khí carbon nhiều hơn là hấp thụ.

Nỗi lo của người Mỹ: Rừng già sẽ trở thành nguồn phát thải khí carbon

Anh Tú (theo Scientific American) | 27/07/2023, 18:05

Một báo cáo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các khu rừng của nước này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu, thay vì giảm bớt, bởi chúng sẽ thải khí carbon nhiều hơn là hấp thụ.

Báo cáo dự đoán rằng khả năng hấp thụ carbon của rừng tại Mỹ sẽ bắt đầu giảm mạnh sau năm 2025 và tệ hơn là rừng có thể thải ra tới 100 triệu tấn carbon mỗi năm do lượng khí thải từ cây mục nát, con số đó vượt quá khả năng hấp thụ carbon của chúng. Theo báo cáo của USDA, rừng có thể trở thành “nguồn thải carbon đáng kể” vào năm 2070.

Báo cáo cho biết các khu rừng của Mỹ hiện đang hấp thụ 11% lượng khí thải carbon của nước này, hay 150 triệu tấn carbon mỗi năm, tương đương với lượng khí thải từ 40 nhà máy điện than gộp lại.

Theo Lynn Riley, một nhà quản lý cấp cao về khoa học khí hậu tại American Forest Foundation (một quỹ ủng hộ bảo tồn phi lợi nhuận), dự đoán cho thấy rằng việc mất rừng như một nơi hấp thụ carbon tự nhiên sẽ buộc Mỹ phải cắt giảm lượng khí thải nhanh hơn để đạt mức 0 ròng.

Riley nhận xét: “10% lượng khí thải toàn nước Mỹ. Đó là một phần thực sự lớn, khi chúng ta đang hành động để khử carbon, mà rừng lại là một trong những công cụ tuyệt vời nhất. Nếu chúng ta đánh mất công cụ này, điều đó có nghĩa Mỹ sẽ là nguồn phát nhiều lượng khí thải hơn hiện giờ”.

Việc rừng bị mất khả năng hấp thụ carbon, một phần do các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, lốc xoáy và bão,... đang gia tăng về tần suất và cường độ khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Riley cho biết các thảm họa đã phá hủy đất rừng, phá vỡ hệ sinh thái và giảm khả năng hấp thụ carbon của chúng.

Sự phát triển theo hướng đô thị ở các khu vực có rừng, mà báo cáo dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng. Nhân tai có lẽ cũng tệ như thiên tai khi mọi người ngày càng có xu hướng tìm về nơi vắng vẻ để “sống chung với thiên nhiên” nhưng thành ra phá hoại thiên nhiên.

Bản thân rừng già cũng góp phần vào việc giảm hấp thụ carbon. Báo cáo cho thấy những cây già hơn hay đã trưởng thành hấp thụ ít carbon hơn những cây non cùng loài. Đáng buồn là các khu rừng của Mỹ đang già đi nhanh chóng.

Ngày nay, rừng chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái đất, trải dài 40,6 triệu cây số vuông. Trong ba thập niên qua, thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng, tương đương với một nửa diện tích Ấn Độ.

Châu Âu và châu Á là hai khu vực có mức tăng trưởng rừng tổng thể đáng kể trong khoảng thời gian này, trong khi châu Đại Dương không có sự thay đổi đáng kể, còn Bắc Mỹ và Trung Mỹ có mức giảm nhẹ.

Châu Phi cùng với Nam Mỹ và vùng Caribbean là những khu vực có lượng rừng bị mất lớn nhất, cả hai đều mất hơn 13% diện tích rừng trong vòng 30 năm qua.

Mặc dù tỷ lệ mất rừng tăng nhanh trong ngắn hạn được thấy vào năm 2020, nhưng đã có những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của rừng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đất bị chặt phá rừng trước đây có thể phục hồi độ phì nhiêu của đất trong khoảng một thập niên và các loài thực vật nhiều lớp, cây cối và sự đa dạng của loài có thể phục hồi trong khoảng 25 - 60 năm.

Trong một số trường hợp, những “rừng thứ sinh” mọc lại này có thể hấp thụ nhiều khí carbon hơn “rừng nguyên sinh”, mang lại hy vọng rằng nỗ lực trồng rừng toàn cầu có thể hấp thụ nhiều khí thải hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi lo của người Mỹ: Rừng già sẽ trở thành nguồn phát thải khí carbon