Hai tàu “cát tặc” lợi dụng lúc nửa đêm về sáng để khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai (địa phận TP.HCM) đã bị phát hiện, bắt giữ.

Nóng bỏng chuyện chống cát tặc trên sông Đồng Nai

đình mười | 15/04/2019, 10:24

Hai tàu “cát tặc” lợi dụng lúc nửa đêm về sáng để khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai (địa phận TP.HCM) đã bị phát hiện, bắt giữ.

Nhận được tin báo của quần chúng, lúc 2 giờ 30 sáng ngày 14.4.2019, tại khu vực sông Đồng Nai, thuộc địa phận phường Long Phước (Quận 9), Trạm Cảnh sát đường thủy Cát Lái thuộc Phòng Cảnh sát Đường thủy - Công an TP.HCM phát hiện, bắt giữ 02 phương tiện mang biển kiểm soát LA-02318 (trên ghe có gắn máy bơm hút) do Bùi Thái Nhương, sinh năm 1983 ở Tân Phú Đông, Giồng Trôm, Bến Tre trực tiếp điều khiển, đang hút cát trái phép lên phương tiện mang biển kiểm soát LA-01416 ( trọng tải 99 tấn, công suất 105 cv) do ông Trần Văn Tú, sinh năm 1989 ngụ ấp 4, xã Bình xuân, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang điều khiển

Tại thời điểm bắt giữ trên phương tiện đang có 10 m­3 cát đang bơm trực tiếp từ sông Đồng Nai lên phương tiện. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, bàn giao 7 đối tượng cùng 2 phương tiện và các thiết bị liên quan cho công an phường Long Phước, Quận 9 tiếp tục xử lý theo quy định.

Sông Đồng Nai có chiều dài 586km bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và đoạn sông chính chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai, TP.HCM là nơi lắng đọng nhiều cát sạch nhất.

Chính vì vậy, mà trong nhiều năm qua, bất chấp các quy định của pháp luật, một số đối tượng thường xuyên tổ chức những đội thuyền thực hiện việc bơm hút cát trái phép (cát tặc) làm thay đổi dòng chảy, gây nguy hiểm cho tàu thuyền lưu thông trên sông, đặc biệt gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ, cuốn trôi nhiều nhà cửa, ruộng vườn của người dân.

Theo Thượng tá Lương Đại Thủy - Phó Trưởng phòng phụ trách PC49 Công an tỉnh Đồng Nai chia sẻ trên báo CAND hồi năm noái, với 85km sông chính chảy qua địa bàn tỉnh cùng hàng trăm cây số sông nhánh chảy luồn lách qua nhiều khu vực khác, ngoài ra còn có khúc sông khá dài tiếp giáp với các quận 9,7 và huyện Nhà Bè, TP.HCMnên công tác phòng chống “cát tặc” trên sông Đồng Nai thực sự là thách thức không nhỏ.

Trước đây, khi mức chế tài còn nhẹ dân khai thác cát thường sử dụng các loại máy bơm hút công suất cao lắp đặt kiên cố trên sà lan có tải trọng lớn và trực tiếp chỉ huy việc hút trộm cát nên chỉ cần phối hợp với CSGT đường thủy và một số cơ quan chức năng khác trong tỉnh tổ chức các đợt kiểm tra là có thể phát hiện, xử lý được.

Hơn chục năm trở lại đây, khi mức chế tài tăng nặng với trường hợp khai thác trái phép dưới 50m3 cát thì bị xử phạt vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện, còn từ 50m3 trở lên sẽ tịch thu phương tiện và có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự tùy theo số lượng cát khai thác trái phép nên “cát tặc” lập tức tìm mọi thủ đoạn để đối phó.

Họ tìm mua những ghe (thuyền) loại nhỏ có tải trọng khoảng từ 20-30m3, trang bị máy hút công suất nhỏ rồi đứng từ xa chỉ đạo bằng điện thoại để những người làm công thực hiện việc hút trộm cát. Đặc biệt, trên mỗi ghe, “cát tặc” thiết kế một lỗ có nắp đậy ở phần đáy (dân trong nghề gọi là lỗ lù) để khi phát hiện lực lượng chức năng kiểm tra sẽ cho rút lù (mở nắp đậy) xả toàn bộ cát xuống lòng sông rồi đánh chìm ghe để phi tang, khiến cho công tác xử lý gặp nhiều khó khăn.

Đình Mười
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng bỏng chuyện chống cát tặc trên sông Đồng Nai