Tính từ đầu vụ ép đến khi bị cấm hoạt động, nhà máy đường Bình Định vẫn còn nợ nông dân trồng mía trong và ngoài tỉnh Bình Định hàng chục tỉ đồng.
Suốt 2tuần qua, ngày nào cũng cóhàng chục chiếc xe tảinằm chờ trước Công ty CP Đường Bình Định.Có xeđã nằm đếnngày thứ 3 chờ chở đường. Còn bêntrong nhà máy, nông dân chờ đợi để nhậnphiếu lấy đường, trừ các khoản nợ mà nhà máy đường đã mua mía của mình.
Thay vì nhận tiền,vụ mía năm nay,nông dân và thương lái hai tỉnhBình Định và Gia Lai nhận đường từ nhà máy thuộcCông ty CP Đường Bình Định.Trước đó, ngày 9.4.2018, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu dừng hoạt động sản xuất niên vụ 2017 - 2018 của Công CP Đường Bình Định do liên tục vi phạm các vấn đề liên quan đến môi trường.
Ngày 12.4, công ty này bị niêm phong. Tính đến đầu tháng 4, nhà máynợ nông dân 46,6 tỉ đồng tiền mua mía. Điều lo ngại hơn khi giáđường nhà máy cấn cho nông dân là10.800 đồng/kg, nhưngra khỏi nhà máy, nông dân chỉ bán được 10.300 đồng/kg. Cứ 100 triệu đồng, người trồng mía mất 5 triệu đồng.
Nhiềungày qua, mỗinông dân nhậnít nhất 3 tấn, nhiều nhất đếncả10 tấn đường. Đường quá nhiều mà nông dân cũng chẳng thể tích trữ nên chấpnhận bị tư thương ép giá.Lúcnày họchỉ mongbán được đường để có tiềntrả chi phí đã đầu tư từ đầu vụ mía.
Một khó khăn phát sinh hiện nay tại Bình Định là sau khiCông ty CP Đường Bình Định bị cấm hoạt động, vẫn còn hơn 500 ha mía đứng trên ruộng. Dù phía cơ quan chức năng ở Bình Định đã đề nghị Nhà máy đường An Khê tổ chức thu mua mía trên địa bàn để nông dân yên tâm sản xuất và đơn vị này đã chấp thuận.
Tuy nhiên, trên thực tế, hàng trăm hộ nông dân ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán mía và đang bị tư thương ép giá.
Theo VTV