Các sản phẩm nông sản chưa có thương hiệu, thiếu các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị các siêu thị đưa ra những quy định khắt khe và rất khó để vào các siêu thị lớn này.

Nông sản 'quê' khó vào siêu thị

Một Thế Giới | 02/10/2015, 08:00

Các sản phẩm nông sản chưa có thương hiệu, thiếu các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị các siêu thị đưa ra những quy định khắt khe và rất khó để vào các siêu thị lớn này.

Thiếu tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng
Những doanh nghiệp lớn có thương hiệu, tên tuổi trên thị trường thường ít gặp khó khăn và dễ dàng vào siêu thị hơn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông sản "quê"chưa có thương hiệu, thiếu các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị siêu thị đưa ra những quy định khắt khe hơn.
Không những vậy, các cơ sở làng nghề, hợp tác xã nông nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn nên phần lớn sản phẩm làm ra khó vào kênh siêu thị.
Để đưa sản phẩm nông thôn vào siêu thị, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu như: kiểm soát chất lượng, khả năng cung ứng, giá cả hợp lý...
Một số người tiêu dùng cho rằng nông sản quê còn chưa được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn VIETGAP, thậm chí là không theo tiêu chuẩn ISO nào cả nên về cảm quan có thể là hàng ngon, hàng đẹp nhưng không có chứng chỉ nên nhiều siêu thị muốn nhận hàng lại không thể ký kết được.
Nong san  que  kho vao sieu thi-hinh-anh-1
Các sản phẩm nông nghiệp nếu muốn vào siêu thị này phải có chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng chỉ ISO hoặc HACCP 
Trường hợp nhập hàng của Co.opmart và Big C là một ví dụ cụ thể.
Trao đổi với Một Thế Giới, ông Võ Hoàng Anh – Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết, các sản phẩm nông nghiệp nếu muốn vào siêu thị này phải có chất lượng cao, có chứng nhận của Bộ Y tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng chỉ ISO hoặc HACCP.
“Riêng về những mặt hàng rau củ quả, Co.opmart ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận Vietgap, Global Gap về quy trình sản xuất rau an toàn, kí hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như giống và phân bón”, ông Hoàng Anh nói.
>> Toà nhà 8B Lê Trực: “Dự án được Bộ Quốc phòng cho phép“
>> Ông Phó TGĐ “lĩnh lương gần 1 tỉ mỗi năm mà không kiếm được xu tài trợ nào” lên tiếng
>> Nguyễn Chánh Tín sa cơ, ở nhà thuê, bán quán nhậu sống qua ngày
>> Phước Sang đã bị siết nợ ngôi biệt thự sang trọng!
Trong khi đó, Giám đốc Quan hệ công chúng hệ thống siêu thị Big C, ông Hồ Quốc Nguyên cũng cho hay, siêu thị này chỉ nhập các loại rau củ quả thông qua các Hợp tác xã, các doanh nghiệp cung ứng có uy tín. Đây là các đơn vị đáp ứng đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý trong việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, bao gồm các quy định về quản lý hành chính (giấy phép kinh doanh, hóa đơn tài chính, nhà kho, xưởng, nhân lực,…) cũng như các quy định liên quan đến việc quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, sự phối hợp xúc tiến thương mại còn hạn chế nên chưa hỗ trợ được doanh nghiệp quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.
Hội nghị kết nối cung – cầu
Trước những yêu cầu khắt khe của các nhà phân phối, mới đây, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức Hội nghị “ Kết nối cung- cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam năm 2015” đễ hỗ trợ các doanh nghiệp này. Tại sự kiện này, đã có 45 hợp đồng được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất.
Theo Bộ Công Thương, việc thực hiện Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại đã có tác động kích cầu, giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ nút thắt lớn nhất của nền kinh tế hiện nay.
Nong san  que  kho vao sieu thi-hinh-anh-2
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị cung - cầu
Bên cạnh đó, sự liên kết tiêu thụ hàng Việt Nam qua kênh phân phối lưu động như Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn cũng đã góp phần tích cực cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường nông thôn với đầu mối là các Sở Công Thương, trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội…Nhiều địa phương đã hỗ trợ cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn về khâu sản xuất và kết nối tiêu thụ.
Được biết, sự kiện này thu hút 83 doanh nghiệp tham gia, trong đó sản xuất là 70 doanh nghiệp đến từ các nhóm ngành hàng như thủ công mỹ nghệ, nhóm chế biến nông lâm thủy sản,… và 13 doanh nghiệp đầu mối phân phối phía Nam.
Đáng chú ý, ngay tại hội nghị, 45 hợp đồng được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất .
Hội nghị kết nối cung - cầu được diễn ra tại 3 thành phố lớn của cả nước là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Đà Nẵng.
Phan Diệu
>> Cháy nhà: cứu mẹ hay cứu bạn gái trước?
>> Clip: Mặc bikini được đổ xăng miễn phí
>> Ở nơi hàng ngàn con bò được đóng bảo hiểm
>> Những bất ngờ xung quanh vụ “lạm thu” 160 triệu đồng quỹ lớp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông sản 'quê' khó vào siêu thị