Cách thức mà Singapore đã sử dụng để định vị thành một quốc đảo giữ vai trò trung tâm thương mại - tài chính ở châu Á có thể sẽ trở thành kim chỉ nam cho nước Anh, thời kỳ hậu Brexit.
Nửa năm sau thời điểm nước Anh bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nguyên nhân chủ yếu cũng là ý tưởng thực sự đã dẫn dắt một bộ phận không nhỏ tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế của xứ sở sương mù lựa chọn Brexit mới bắt đầu được tiết lộ và định hình: Nước Anh Brexit để trở thành một Singapore mới.
Theo đó, cách thức mà đảo quốc sư tử - cựu thuộc địaAnh đã sử dụng để định vị mình trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế - thương mại - tài chính ở châu Á có thể sẽ trở thành kim chỉ nam cho nước Anh định vị chính mình ở châu Âu, trong thời kỳ hậu Brexit.
Thoạt nghethì ý tưởng muốn Anh quốc trở thành một Singapore mới có vẻ khá nực cười: Bởi nước Anhhiệnlà nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với dân số lên tới hơn 60 triệu người, trong khi Singapore lạivỏn vẹn 5,4 triệu người.
Tuy nhiên, có những lý do khá xác đáng cho ý tưởng trên nếu nhìn vào những con số thống kê cho thấy, Singapore đang thực sự trội hơn Anh quốc ở một vài chỉ số cơ bản.
Trước hết là về thu nhập bình quân đầu người.Singapore đãchính thức vượtAnh về mức thu nhập đầu người từ năm 2006và nới rộng khoảng cách trung bình khoảng 1.000 USD/người mỗi năm. Ở thời điểm năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của Anh chỉ đạt khoảng 40.000 USD/người/năm, trong khi của Singapore đã lên tới hơn 49.000 USD/người/năm.
Thậm chí, nếu so sánh về thu nhập bình quân đầu người dựa trên sức mua (PPP),khoảng cách giữa 2 nền kinh tếcòn lớn hơn rất nhiều. Vềsức muathì Singapore đang xếp thứ 5 trong các nước giàu nhất thế giới, lên tới hơn 80.000 USD/người/năm vào thời điểm 2015. Trong khi đó, Mỹ xếp thứ 11 với57.540 USD/người/năm, Anh đứng xếp hạng 26với mức chikhoảng 40.900 USD/người/năm.
Vì vậy hoàn toàn dễ hiểukhả năng các nhà lãnh đạo và tài phiệt Anh ủng hộ ý tưởng rời khỏi EU để trở thành một Singapore mới là khá lớn. Điều đó đồng nghĩa vớicam kếtnâng mức thu nhập đầu người tại Anh lên cao hơn sau khi Brexit,triển vọng việc làm cũng nhiều hơn, ít nhất là ở mứctương đồng với cựu thuộc địacủa mình.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề một lời cam kết thúc đẩy tăng trưởng thu nhập, ý tưởng đưa nước Anh trở thành một Singapore mới còn mang hàm ý mô phỏng lại công thức thành công về chiến lược kinh tế của đảo quốc sư tử. Cũng giống như Singapore tự định vị mình như một ốc đảo chuyên về tài chính - thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nước Anh cũng muốn tự định vị mình theo một cách tương tự, nhưng là với châu Âu.
Peter Hargreaves, tỉphú người Anhtài trợ cho chiến dịch vận động ủng hộ Brexit, là một trong những người đầu tiên đưa ra và phổ biến ý kiến về sự tương đồng giữa Anh và Singapore.
Trong một bài trả lời phỏng vấn với tờ Guardian vào năm ngoái, Hargreaves đã tuyên bố: “Khi Lý Quang Diệu lên nắm quyền, Singapore chỉ là một hòn đảo đầy đầm lầy và muỗi và chẳng có tài nguyên gì. Nhưng ông ấy đã biến nó trở thành một trong những nền kinh tế tốt nhất thế giới. Đó là một hình mẫu cho thấy những gì mà một quốc gia nhỏ với tiềm lực cực kỳ hạn chế có thể làm được. Và nướcAnhhoàn toàn có thể làm được điều tương tự, thậm chí là vượt xa hơnnếu như được trở lại làm một quốc gia độc lập khỏi Liên minh châu Âu”.
Về lý thuyết, việc rời khỏi EU sẽ cho phép nước Anh trở nên linh hoạt hơn trong các vấn đề phát triển kinh tế, thay vì phụ thuộc một phần không nhỏ vào chính phủ châu Âu ở Brussels. Anh cũng hoàn toàn có thể định vị mình tại châu Âu như một đảo quốc giữ vai trò trung tâm về tài chính - thương mại, nếu như Thủ tướng Theresa May có thể thuyết phục được Brussels cho phép Brexit theo một cách dễ dàng và thuận lợi.
Tuy nhiên, để có thể theo đuổi giấc mơđó, nước Anh cũng đang phải trả một cái giá khá đắt, đó là phải vứt bỏ vị thế trung tâm tài chính vốn có ở châu Âu trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Khác với Singapore từ một trung tâm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trước khi vươn mình trở thành một trung tâm tài chính - thương mại, nước Anh đã giữ vai trò tương tự ở châu Âu suốt hàng chục năm qua,cả khiAnh vẫn là một quốc gia độc lập hay sau khi EU hình thành và nước Anh là một phần trong đó.
Với việc tách khỏi EU, Anh đang đánh mất đi vai tròvốn có của mình nhằm theo đuổi mục tiêu khá mạo hiểm là trở thành một trung tâm tài chính - thương mại hoàn toàn mới cho cả châu Âu theo hình mẫu của Singapore.
Sẽ cần đến hàng thập kỷ nữa để nước Anh có thể khôi phục lại vị trí trái tim tài chính - thương mại cho cả châu Âu của mình sau sự chia tách hiện nay. Chưa kể, các nhà lãnh đạo EU ở Brussels chắc chắn không có ý định cho phép nước Anh thực hiện quá trình Brexit một cách yên ổn, cũng như không có ý định cho phép hệ thống tài chính của Anh dễ dàng quay trở lại châu Âu để tái thiết lập vị thế trung tâm của mình một lần nữa.
Ngoài ra, không ít chuyên gia đã chỉ ra rằng, dù cùng là những quốc đảo nhưng có rất nhiều sự khác biệt giữa Singapore và Anh đối với quá trình phát triển.
Singapore trên thực tế có nhiều điểm tương đồng hơn với Đan Mạch, Ireland và Thụy Sĩ. Đó đều là các nền kinh tế nhỏ, nhạy cảm với môi trường thế giới, có dân số ít và gắn kết hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển vì lo ngại những nguy cơ phải đối mặt cũng nhiều hơn.
Anhlại là một trường hợp hoàn toàn khác biệt: một nước lớn, dân số đông, đasắc tộccùngmột nền kinh tế trong top 5 thế giới. Về nhiều khía cạnh, Anh có sự tương đồng với Nhật Bản hơn là với Singapore: Nhật Bản là nền kinh tế hàng đầu thế giới với dân số đông nhưng cũng không trở thành trung tâm tài chính - thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)