Trong phần tự bào chữa, bị cáo Thăng cho rằng chính việc mua 0 đồng của NHNN, việc Chính phủ không cho phép PVN thoái vốn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các cổ đông, trong đó có PVN mất hoàn toàn vốn.

Ông Đinh La Thăng bào chữa: PVN mất 800 tỉ vì OceanBank bị mua 0 đồng

Thu Anh | 22/03/2018, 16:00

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Thăng cho rằng chính việc mua 0 đồng của NHNN, việc Chính phủ không cho phép PVN thoái vốn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các cổ đông, trong đó có PVN mất hoàn toàn vốn.

Sáng 22.3, sau khi VKS luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào OceanBank, bị cáo Đinh La Thăng đã tự bào chữa cho mình.

Việc thoái vốn, PVN rất chủ động

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Thăng có nhắc tới việc thoái vốn cần được sự đồng ý của Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan cũng như cần có lộ trình. Từ tháng 3.2011, bị cáo đã có chỉ đạo giảm tỷ lệ sở hữu của PVN tại OceanBank cho phủ hợp với quy định của pháp luật, nên không có lý do gì biết lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vượt mức mà vẫn đồng ý.

Theo bị cáo Thăng, trong việc thoái vốn, PVN đã rất chủ động. Từ năm 2012, PVN đã xây dựng lộ trình thoái vốn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng cho phép PVN thoái vốn 100% khỏi OceanBank, lộ trình từ năm 2013 - 2015 và PVN đã báo cáo Thủ tướng.

Đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đồng ý, nhưng sau đó thì không đồng ý do NHNN đề nghị dừng lại, chuyển phần vốn của Tập đoàn về cho NHNN. Nếu PVN được thoái vốn thì rõ ràng không có chuyện mất 800 tỉ này. Nếu Thủ tướng đồng ý thì đã giải quyết ngay trong năm 2014, không có chuyện OceanBank bị mua 0 đồng dẫn đến mất 800 tỉ đồng.

Bị cáo Thăng cũng giải thích rằng: Chính việc mua 0 đồng của NHNN và việc Chính phủ không cho phép PVN thoái vốn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các cổ đông trong đó có PVN mất hoàn toàn vốn. Trách nhiệm này nằm ngoài trách nhiệm của Tập đoàn.

Đầu tư vào OceanBank: hoàn toàn đúng chủ trương

Nói rõ về chủ trương góp vốn vào OceanBank, bị cáo Thăng khẳng định đây không phải chủ trương ban đầu của PVN đầu tư vào OceanBank mà là giải quyết hệ lụy của chủ trương thực hiện đề án thí điểm Tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành và việc phê duyệt cho Tập đoàn thành lập ngân hàng.

Theo bị cáo Thăng, năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động, Chính phủ chủ trương dừng việc thành lập các ngân hàng mới. Khi đó, PVN với trách nhiệm đơn vị đầu tàu kinh tế đã chủ động báo cáo Chính phủ dừng thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Để giải quyết hệ luỵ gồm bộ máy, con người, cơ sở vật chất đã chuẩn bị hoàn chỉnh cho thành lập 1 ngân hàng mới, PVN đã xin phép góp cổ phần vào Ngân hàng khác. Và chủ trương đầu tư vào OceanBank là giải quyết tiếp theo hệ lụycủa việc dừng ngân hàng, không phải chủ trương ban đầu.

Tự bào chữa về hánh vi này, bị cáo cho biết biên bản ký chỉ để làm căn cứ báo cáo HĐQT thông qua chủ trương. Bị cáo đã báo cáo HĐQT về việc ký thỏathuận với OceanBank, đề nghị thành viên HĐQT cho ý kiến, nếu đồng ý thông qua thì thực hiện, không đồng ý thì biên bản ký thoả thuận không có giá trị. Khi họp HĐQT bị cáo không che giấu, úp mở gì mà báo cáo rõ đã ký thỏathuận với anh Hà Văn Thắm.

Về việc ký các Nghị quyết góp vốn, tự bào chữa trước tòa, bị cáo Thăng khẳng định việc đầu tư vào OceanBank hoàn toàn đúng chủ trương, thủ tục, quy trình, quy định của pháp luật. Chỉ khi Thủ tướng đồng ý, PVN mới thực hiện đầu tư; điều này được thể hiện bằng các văn bản chứng từ trong hồ sơ.

Làm rõ về lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng), bị cáo Thăng giải thích: Do bị cáo đi vắng và ủyquyền điều hành; sau khi vụ án được khởi tố, bị cáo nhận thấy việc góp vốn này chưa phù hợp quy định hiện hành của Luật tín dụng 2010. Bản thân bị cáo không trực tiếp chỉ đạo việc ký Nghị quyết này cũng như không trực tiếp ký biểu quyết tham gia.

Cuối phần bào chữa, một lần nữa, bị cáo Thăng khẳng định đây hoàn toàn không phải là sự né tránh, chối bỏ trách nhiệm bởi bị cáo đã nhận tại cơ quan điều tra, nếu có vi phạm, bị cáo hoàn toàn chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu. Nhưng thực tế đã khẳng định việc đầu tư này hoàn toàn có hiệu quả. Việc thoái vốn do Chính phủ không cho phép, do NHNN mua OceanBank với giá 0 đồng không phù hợp với thực tiễn.

Vì vậy, bị cáo Thăng mong HĐXX xem xét sự việc một cách khách quan, đúng bản chất trong bối cảnh năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước đang bị động, PVN đang trong giai đoạn đầu thí điểm, văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ… Bản thân bị cáo cùng các anh em không bao giờ có hành vi Cố ý làm trái; việc đầu tư vào OceanBank hoàn toàn công khai, minh bạch.

Nhã Thanh

Vụ góp vốn 800 tỉ đồng: VKS đề nghị mức án 18 - 19 năm tù cho ông Đinh La Thăng

PVN góp vốn vào OceanBank: Bộ TC đã đề nghị Thủ tướng xác định nguồn đầu tư

Ninh Văn Quỳnh khai không có tính toán gì khi nhận 20 tỉ đồng từ Nguyễn Xuân Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng bào chữa: PVN mất 800 tỉ vì OceanBank bị mua 0 đồng