Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa tại toà, nhiều người hiểu lầm CNC là công ty bình phong, nhưng thực chất không là gì cả mà chỉ là để phục vụ khi cần thiết.
Ngày 20.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọtiến hành xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50, Bộ Công an). ÔngHóa bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bước lên bục khai báo, ông Nguyễn Thanh Hóa cũng dành những lời đề caođồng phạm Phan Văn Vĩnh: “Anh Vĩnh là con người rất thông minh, quyết đoán, có tự trọng cao và không tiếc máu xương trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, dám nghĩ dám làm, tôi rất trân trọng anh ấy”.
Khai về việc Nguyễn Văn Dương được giới thiệu, Nguyễn Thanh Hóa nói:"Sau khi tôi về Cục C50, quân số chỉ có 30 người, vì vậy mãi đến năm 2011 chức năng nhiệm vụ của tôi là đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, thiết bị chưa có, kỹ thuật chưa có, quan hệ quốc tế cũng chưa có. Do vậy, có lần anh Phạm Quý Ngọ (nguyên Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ - PV) gọi lên hỏi về việc Cục C50 có chức năng bình phong hay không và có gợi ý Nguyễn Văn Dương".
Sau đó, bị cáo Hóa khai chính Phan Văn Vĩnh là người giới thiệu Nguyễn Văn Dương cho ôngvới lời giới thiệu Dương là một người “rất yêu công nghệ, sẽ phối hợp làm công ty bình phong”. Theo lời khai của bị cáo Hóa, từ sau cuộc gặp trên, ông Hóa về làm tờ trình để trình Tổng Cục Cảnh sát duyệt chủ trương thành lập công ty bình phong. Tuy nhiên, khi giao Trưởng phòng tham mưu đi tìm tất cả các quy định mà các lực lượng đã làm, thì được biết Bộ không có quy định cụ thể cho từng đơn vị về công ty bình phong.
Nguyễn Văn Dương và Nguyễn Thanh Hóa đối chất ngay tại tòa - Ảnh chụp màn hình
Về tờ trìnhxin thành lập công ty bình phong gửi cho Phan Văn Vĩnh, bị cáo Hóa khai là do bị cáo ký.Trong văn bản sau gửi ông Phan Văn Vinh do Nguyễn Thanh Hóa ký có đề xuất C50 góp 20% vốn và cử cán bộ tham gia. Theo bị cáo Hóa, văn bản đầu tiên góp vốn bằng sản phẩm trí tuệ, nhưng sau đó nhận thấy mình không có đội ngũ trí tuệ nào cả nên đã gửi văn bản cho Phan Văn Vĩnh đề xuất góp bằng vốn.
Sau khi được phê duyệt, vì không có vốn ngay, bị cáo Hóa khai: “Phòng tham mưu bảo tôi ký bản ghi nhớ với CNC về hợp tác kinh doanh, kiểu mình đi dạm ngõ mà không có sự ràng buộc pháp lý nào,khi nào có điều kiện sẽ đóng góp. Trong bản ghi nhớ, C50 sẽ đóng góp 20% vốn và cử người tham gia”.
Trên thực tế suốt quá trình hoạt động, sau khi ký bản ghi nhớ đã báo cáo lại với Phan Văn Vĩnh là C50 không có vốn, không có người. Như vậy, CNC không phải là công ty bình phong.
HĐXX điều hành phiên tòa - Ảnh: M.Hùng
Cũng theo lời khai của bị cáo Hóa tại tòa, bị cáo không liên quan gì đến công ty CNC vì sau khi ký biên bản thỏa thuận, ông Hóa có thông báo với Nguyễn Văn Dương dừng hợp tác và CNC không còn liên quan đến C50.Theo đó, CNC chịu trách nhiệm theo luật Doanh nghiệpnhư Doanh nghiệpbình thường, Cục C50 chỉ thực hiện hóa trang nhiệm vụ khi cần thiết.
Cho nên, bị cáo Hóa cho biết chưa bao giờ có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho Nguyễn Văn Dương.Vì lực lượng công an sử dụng hóa trang nên nhiều người hiểu lầm CNC là công ty bình phong, nhưng thực chất không là gì cả mà chỉ là để phục vụ khi cần thiết.
Nhã Thanh
Ông Phan Văn Vĩnh: Do tôi tin cấp dưới
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ: Ông Phan Văn Vĩnh thấy day dứt, thấm thía và ân hận