Lên bục khai báo, ông Phan Văn Vĩnh thấy hết sức day dứt và hối hận. 92 bị cáo đã vướng vào vòng lao lý kéo theo gia đình bị liên lụy. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây cho xã hội sự bất an. Đến nay, bị cáo rất thấm thía và ân hận…
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ: Phan Sào Nam đã nộp lại hơn 1.300 tỉ đồng
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ: Trùm Nguyễn Văn Dương ngạc nhiên khi bị truy tố tội ‘rửa tiền’
Chiều 19.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xét hỏi bị cáo Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát). Ông Vĩnh bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trước khi khai nhận về hành vi phạm tội của mình, bị cáo Phan Văn Vĩnh bày tỏ sự day dứt và hối hận. Đến nay, bị cáo rất thấm thía và ân hận khi từng là người chỉ huy phòng chống tội phạm, đáng nhẽ bị cáo phải làm tốt hơn để không có vụ án này xảy ra.
Đẩy trách nhiệm vụ công ty CNC cho cựu tướng Nguyễn Thanh Hoá
Ông Phan Văn Vĩnh khai khi về nhận nhiệm vụ Tổng cục trưởng, C50 đã được thành lập, hoạt động và có thẩm quyền được thành lập công ty nghiệp vụ để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Khi được hỏi về việc Tổng cục cảnh sát lựa chọn công ty của Nguyễn Văn Dương làm công ty nghiệp vụ, ông Vĩnh trả lờirằng trong công cuộc chiến đấu với tội phạm, trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao, thì C50 được phép tổ chức thực hiện đơn vị nghiệp vụ. Việc C50 sử dụng công ty nghiệp vụ là đúng với quy định của lãnh đạo Bộ. Trước khi chọn CNC, Ban thường vụ đảng ủy Tổng cục cảnh sát đã thảo luận và thống nhất, lập tờ trình căn cứ vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh được dẫn giải tới tòa - Ảnh: M.Hùng
Sau khi xét các điều kiện có được, theo lời khai của ông Vĩnh, C50 đã báo cáo xin thành lập công ty nghiệp vụ.Theo quy định lúc đó, vì nội bộ biết được đó là công ty nghiệp vụ nên không được thảo luận cụ thể tên của công ty này, mà chỉ được nói về mặt mô hình. Còn việc sử dụng như thế nào là bí mật của lực lượng công an.
Cũng theo bị cáo Vĩnh, khi đó, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đồng ý chủ trương yêu cầu và bị cáo có bút phê gửi C50 về việc “triển khai ý kiến của anh Ngọ” trong việc thỏa thuận thành lập công ty CNC. Do đó, Phan Văn Vĩnh cho rằng trách nhiệm này thuộc về Cục C50 mà đứng đầu là Nguyễn Thanh Hóa.
Góp vốn bằng... "lợi thế nghề nghiệp"?
Ông Phan Văn Vĩnh khai, ngày 14.5.2015, Công ty CNC (do Nguyễn Văn Dương làm Chủ tịch HĐTV) chính thức trở thành công ty nghiệp vụ của Bộ Công an. Sau khi nhận được quy trình đề xuất của Cục C50, là một trong những đề nghị mà bị cáo cho rằng nằm trong những quy trình. Cùng với đó là Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã quy định rõ về chủ trương thành lập công ty nghiệp vụ thuộc C50.
“Do đó, việc Tổng cục Cảnh sát công nhận CNC là công ty nghiệp vụ là hoàn toàn đúng quy trình”, ôngPhan Văn Vĩnh nói.
Ngoài ra, bị cáo Phan Văn Vĩnh khai không nhận được báo cáo về việc Công ty CNC hợp tác với VTC Online trong kinh doanh game bài trong thời gian trước đó. Bị cáo chỉ biết được về hợp tác này tại báo cáo của Nguyễn Thanh Hóa vào tháng 6.2016.
Theo cáo trạng, với chức vụ của mình, Phan Văn Vĩnhphải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội "Tổ chức đánh bạc, tội đánhbạc". Nhưng sau khi nhận báo cáo do Nguyễn Văn Dương đề xuất cho công khai việc kết nối, phục vụ game bài đánh bạc, Vĩnh đã bút phê: “Kính chuyển đồng chí Cục trưởng và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất”.
Căn cứ vào đó, Nguyễn Thanh Hóa đã ký, đề xuất Phan Văn Vĩnh việc cho phép triển khai kế hoạch xây dựng mô hình cổng trò chơi trực tuyến và thí điểm cho phép người dùng chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang thẻ ảo hoặc ví điện tử của CNC, để Phan Văn Vĩnh trình Bộ Công an.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Phan Văn Vĩnh còn ký văn bản đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an cho CNC tiếp tục tổ chức đánh bạc. Nghiêm trọng hơn, ông Phan Văn Vĩnh còn bút phê đồng ý vào văn bản hợp thức ngày 12.10.2011 để che giấu việc góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp và gián tiếp thừa nhận bản thân đã biết và chỉ đạo Cục C50 hợp tác với CNC ngay từ năm 2011.
Khi lãnh đạo Bộ Công an phát hiện và yêu cầu báo cáo, ông Vĩnh đã không chấp hành ý kiến chỉ đạo. Đến khi có văn bản thứ 2, sau 50 ngày mới chỉ đạo Cục C50 tham mưu lập báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, nhưng ông Vĩnh đã báo cáo không đúng sự thật.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh - Ảnh: chụp màn hình
Nguyễn Văn Dương khai trả "lương tháng", ông Vĩnh khai chỉ nhận áo tặng!
Tại phiên tòa, HĐXX cho công bố đoạn cáo trạng về các khoản Nguyễn Văn Dương đã chi cho ông Phan Văn Vĩnh và được bị cáo Dương xác nhận. Nguyễn Văn Dương đã cho Phan Văn Vĩnh 27 tỉ đồng và 1.750.000 USD.
Cụ thể, trong giai đoạn vận hành game bài Rikvip.com, cho 2 tỉ đồng/tháng, với thời gian 12 tháng; Giai đoạn vận hành game bài Tip.Club cho 200.000 USD/tháng với thời gian 08 tháng.Tiền Tết 150.000 USD (Tết năm 2013: 20.000USSD; Năm 2014: 100.000USD; Năm 2015: 20.000USD; Năm 2016:10.000USD).
Ngoài ra, cáo trạng cũng nêu rõNguyễn Văn Dương còn khai biếu ông Vĩnh 01 đồng hồ Rolex khai trị giá 7.000 USD. Nhiều lần tổ chức sinh nhật cho Phan Văn Vĩnh, những lầnđó đều mang rượu ngoại đến uống, có những chai rượu ngoại Maccalan trị giá 100 triệu đồng; Nhiều lần đi nước ngoài về mua áo tặng Phan Văn Vĩnh, trị giá mỗi chiếc từ 100 USD trở lên. Nhiều lần đi tiếp khách có sự tham gia của Phan Văn Vĩnh và chi phí với số tiền trên 10 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh khai chỉ nhận áo, tuy có nhận đồng hồ nhưng đã trả lại bằng tiền mặt 1,1 tỉ đồng. Theo bị cáo Vĩnh, ngoài mức lương của Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, bị cáo còn có thu nhập khác từ việc chơi cây cảnh. Lúc đó, bị cáo đã bán cây cảnh để trả tiền đồng hồ. Bị cáo nghĩ nên chơi đồng hồ hơn là chơi cây.
Nhã Thanh