Tổng thống Mỹ Donald Trump lại gây tranh cãi về vấn đề chủng tộc, khi có thông tin ông gọi một nữ chuyên gia phân tích tình báo là “quý bà Triều Tiên dễ thương”, và ông gợi ý nên đưa bà này vào cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên.

Ông Trump bị chê bất lịch sự do nói ‘quý bà Triều Tiên dễ thương’

Trần Trí | 14/01/2018, 11:37

Tổng thống Mỹ Donald Trump lại gây tranh cãi về vấn đề chủng tộc, khi có thông tin ông gọi một nữ chuyên gia phân tích tình báo là “quý bà Triều Tiên dễ thương”, và ông gợi ý nên đưa bà này vào cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên.

Theo hãng tin NBC News, hồi mùa thu năm ngoái, nữ chuyên gia phân tích tình báo chuyên về chính sách trao đổi con tin, lần đầu tiên được vào Phòng Bầu Dục báo cáo ông Trump, về một vụ chưa giải cứu được một gia đình lâu nay bị giữ ở Pakistan.

NBC News dẫn lời kể của 2 quan chức trực tiếp biết cuộc nói chuyện giữa vị chủ nhân Nhà Trắng với nhà phân tích, cho biết sau phần báo cáo ông Trump đã hỏi bà là người ở đâu, bà đáp là dân New York.

Ông Trump chưa hài lòng lại hỏi dồn“bà từ đâu đến?”. Nhà phân tích nói bà cùng quê quán Manhattan với ông. Nhưng ông hỏi thẳng thừng“mấy người từ đâu đến?”. Vị chuyên gia trả lời cha mẹ bà là người gốc Triều Tiên.

Tiếp đó, ông Trump quay qua một cố vấn, có ý hỏi liệu gốc chủng tộc của bà đã quyết định đường công danh của bà, và ông hỏi một cố vấntại sao “quýbà Triều Tiên dễ thương” không tham gia cuộc đàm phán với Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.

NBC News không phỏng vấn nữ chuyên gia phân tích tình báo, dẫn lý do vì quan tâm quyền riêng tư của bà để không cho cho biết tên tuổi và cơ quan của bà.

Nhà Trắng từ chối bình luận. Vẫn theo NBC News, các quan chức giấu tên đề cập vụ ông Trump nói “quýbà Triều Tiên dễ thương” đã nói Tổng thống Trump không có ý xúc phạm.

Nhưng câu hỏi của ông Trump đã bị chê “thiếu tế nhị và bất lịch sự” khi nói về vấn đề chủng tộc.

Các đối thủ chính trị từ lâu cáo buộc ông Trump kích động những thái độ kỳ thị màu da, từ đó đã có những cuộc ẩu đả giữa những nhóm ủng hộ và chống sự thượng tôn da trắng, khi ông Trump tranh cử hồi năm 2016.

Suốt nhiều năm, ông Trump từng gợi ý rằng cựu Tổng thống Barack Obama không chào đời tại Mỹ. Khi tranh cử, ông gọi người Mexico là “bọn chuyên hiếp dâm và đem tội ác qua biên giới”. Ông cũng hứa trục xuất “bọn xấu” khỏi Mỹ.

NBC News còn dẫn các ví dụ ông Trump ăn nói bất lịch sự và thiếu tế nhị khác, ở những cuộc họp chính thức.

Ví dụ lần gặp một số nhân viên ngườida màu ở Quốc hội Mỹ hồi tháng 3, ông tỏ ý bị bất ngờ với việc họ không biết ông Ben Carson là thành viên da màu duy nhất trong chính phủ của ông.

Ông Carson là một bác sĩ giải phẫu, chưa bao giờ hoạt động ở Quốc hội Mỹ, hiện là Bộ trưởng Phát triển nhà ở và đô thị.

Hoặc khi Nhà Trắng tổ chức sự kiện tôn vinh những nhân viên dùng thổ ngữ dân da đỏ Navajo để phát đi thông tin mật cho lực lượng thủy quân lục chiến, ông Trump nói đùa về nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đặt biệt danh cho bà là “Pocahontas”, vì bà nhận mình có tổ tiên là người da đỏ.

Ngày 11.1, ông Trump lại gây phẫn nộ, khi ông dùng câu “các nước rác rưởi” để nói Mỹ không nhân nhận người nhập cư từ các nước châu Phi. Trong cuộc họp với các nghị sĩ về vấn đề dân di trú này, ông còn thắc mắc Mỹ có nên đuổi người Haiti nhập cư khỏi nước Mỹ.

Sáng 12.1, ông Trump viết Twitter phủ nhận ông đã nói câu “quốc gia rác rưởi” và không tính đuổi dân Haiti.Nhưng Thượng nghị sĩ Dick Durbin (đảng Dân chủ) khẳng định ông Trump cónói,

45 đại diện Liên hiệp châu Phi (AU) đã ra tuyên bốcho biết họ “bị sốc nặng” và lên án những lời lẽ gây tai tiếng, kỳ thị chủng tộc và người nước ngoài của ông Trump. Họ yêu cầu ông chủ Nhà Trắng phải rút lại lời đã nói và xin lỗi.

Bảo Vĩnh (theo Guardian, NBC News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump bị chê bất lịch sự do nói ‘quý bà Triều Tiên dễ thương’