Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 6.11, chuyến thăm thủ đô Paris của Pháp ngày 9.11 tới chính là cơ hội để Tổng thống Mỹ Donald Trump thoát khỏi khả năng đảng Cộng hòa thua nặng ở cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ (tổ chức ngày 6.11, giờ Mỹ) và để ông tái chú ý chính sách đối ngoại.

Ông Trump vắng mặt ở thủ đô Washington sau cuộc bầu cử giữa kỳ

Trần Trí | 06/11/2018, 15:44

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 6.11, chuyến thăm thủ đô Paris của Pháp ngày 9.11 tới chính là cơ hội để Tổng thống Mỹ Donald Trump thoát khỏi khả năng đảng Cộng hòa thua nặng ở cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ (tổ chức ngày 6.11, giờ Mỹ) và để ông tái chú ý chính sách đối ngoại.

Kế hoạch thăm Paris của vị chủ nhân Nhà Trắng đã được lập từ trước, ông Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump và các quan chức an ninh cấp cao sẽ dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến 1 vốn sẽ được tổ chức ở khu vực Khải Hoàn Môn.

Nhưng tại Paris, ông Trump sẽ không có cuộc gặp bên lề với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga sẽ chỉ nói chuyện bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào cuối tháng 11. Ở đó, ông Trump cũng sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vào lúc Mỹ - Trung đang có cuộc chiến thương mại, áp thuế trả đũa lẫn nhau.

Theo các chuyên gia chính sách đối ngoại, sau khi tập trung vận động cho đảng Cộng hòa ở cuộc bầu cử giữa kỳ, ông Trump sẽ lại tập trung vào chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nhất là nếu đảng Dân chủ chiếm được thế đa số ở Hạ viện Mỹ, và đảng Cộng hòa cũng thua cả ở cuộc tranh ghế thống đốc bang.

Như vậy, ông Trump sẽ có cơ hội nhắc nhở thế giới rằng ông vẫn là tổng tư lệnh, bất chấp kết quả bầu cử thế nào. SCMP còn gọi ông Trump vẫn muốn chứng tỏ là “nhà vua của thế giới”, dẫn lời bà Wendy Sherman, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ thời Tổng thống Barack Obama: “Ông ấy sẽ qui trách nhiệm cho Paul Ryan (Chủ tịch Hạ viện), khen ngợi Mitch McConnell, rồi lên máy bay đi Paris và sẽ tiếp tục nói:“Ta là vua thế giới”"

Vẫn theo tờ báo Hồng Kông, chính sách đối ngoại luôn là “nơi trú ẩn” cho Tổng thống Trump, khi ông phải đối phó với một vụ tai tiếng nào đó, hoặc phải đối mặt với một Quốc hội Mỹ kình chống ông.

Tổng thống Mỹ có quyền lớn trong việc chỉ đạo quân đội và ngoại giao mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Và nếu đảng Dân chủ chiếm được Hạ viện, ông Trump sẽ dồn sức vào các dự án như kế hoạch đàm phán giải giáp hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, hoặc chương trình “dồn sức ép tối đa” đối với Iran.

Trước tiên là cuộc gặp lại giữa ông Trump với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người từng từng ôm ông Trump khi thăm Nhà Trắng hồi tháng 4, trước khi nhà lãnh đạo Pháp cáo buộc kiểu làm chính trị của ông Trump ngay tại trụ sở Quốc hội Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng hai vị Tổng thống Pháp - Mỹ sẽ bàn chuyện ông Trump vừa tái lập lệnh trừng phạt Iran, trong khi Pháp và các đồng minh Tây Âu của Mỹ đều phản đối. Dự kiến ông Macron sẽ bày tỏ sự thất vọng, vào lúc Pháp lo ngại Iran sẽ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015. Hai vị chủ khách cũng sẽ nói chuyện về thương mại và thuế, sự thay đổi thời tiết, vấn đề di trú và quan hệ với Nga.

Ông Trump đến châu Âu vào lúc lục địa này đang chật vật với những sự kiện chính trị quan trọng: uy tín của Tổng thống Pháp xuống cấp, hạn chót tháng 3.2019 Anh sẽ rời khỏi EU, và nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết sẽ nghỉ hưu từ năm 2021,

Ông Anthony Blinken, cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng thời Obamanói cả 3 đồng minh quan trọng của Mỹ đều đang có những rắc rối nội bộ.Nhưng như thế là ổn đối với ông Trump, vì sẽ không còn những phản đối ở các lĩnh vực mà ông nêu ra.

Chuyến thăm Paris cũng là dịp để ông Trump được thỏa mãn việc mê xem duyệt binh. Hồi dự lễ Quốc khánh Pháp năm 2017, vợ chồng ông đã theo dõi cuộc duyệt binh hoành tráng của quân đội Pháp. Sau đó, ông Trump khen ngợi hết lời và cũng muốn Mỹ tổ chức duyệt binh để tôn vinh các cựu binh ở Washington, trước khi các quan chức Mỹ ước tính tổ chức sự kiện này tốn tới 90 triệu USD. Hồi tháng 8, ông Trump tuyên hủy ý muốn tổ chức duyệt binh ở Washington.

Theo SCMP, một cuộc lễ rình rang ở Paris cũng giúp xoa dịu tinh thần ông Trump, vào lúc có thể sẽ xảy ra nhiều cuộc điều tra chính phủ của ông, nếu như đảng Dân chủ chiếm đa số ghế Hạ viện Mỹ. Đảng này đã đòi ông phải công bố bản khai thuế, đòi điều tra đạo đức của một số quan chức chính phủ. Các chính sách đối ngoại và thương mại của ông Trump cũng có thể bị “soi”.

Bảo Vĩnh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump vắng mặt ở thủ đô Washington sau cuộc bầu cử giữa kỳ