Sáng nay 9.2, tại Trung tâm Văn hóa 3-2, TP.Nam Định đã diễn ra lễ kỷ niệm long trọng 110 năm ngày sinh cố Tổng bí thư Trường Chinh (9.2.1907-9.2.2017).

Ông Trường Chinh - 'Tổng bí thư của đổi mới'

TTXVN | 09/02/2017, 14:04

Sáng nay 9.2, tại Trung tâm Văn hóa 3-2, TP.Nam Định đã diễn ra lễ kỷ niệm long trọng 110 năm ngày sinh cố Tổng bí thư Trường Chinh (9.2.1907-9.2.2017).

Tham dự lễ kỷ niệm có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; các nguyên Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cùng nhiều vịlãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện gia đình, dòng họ, quê hương cố Tổng bí thư Trường Chinh...

Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đoàn Hồng Phong nêu rõ cố Tổng bí thưTrường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9.2.1907 trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, một vùng quê có truyền thống hiếu học, “mỹ tục, thuần phong”.

Ngay từ nhỏ, ông Trường Chinhđã có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các bậc đàn anh tham gia phong trào Đông Du, nghe bình văn yêu nước của các sĩphu ủng hộ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, lại tận mắt chứng kiến thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào yêu nước…
Cuộc đời hoạt động cách mạng của ôngTrường Chinh được mở đầu bằng sự kiện tham gia cuộc vận động đòi thực dân Pháp ân xá cho chí sĩyêu nước Phan Bội Châu vào năm 1925; khi đó ôngvừa tròn 18 tuổi, đang theo học tại TP.Nam Định…

Năm 1927, ôngtham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1929, ônglà một trong những người tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ…

Cuộc đời hoạt động cách mạng của ôngTrường Chinh rất kiên định, phong phú và sôi động. Với cương vị 3 lần làm Tổng bí thư, hơn 20 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công giữ nhiều trọng trách lớn của Đảng, Nhà nước; dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông Trường Chinhcũng luôn hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân; vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Phẩm chất đạo đức cách mạng, trí tuệ và tài năng của ôngluôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh; nhất là ở các bước ngoặt quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cương vị Tổng bí thư của Đảng, từ năm 1941, cùng với Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, ôngTrường Chinh đã có nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, nhất là trong những bước ngoặt của cách mạng, nổi bật là một trong những người lãnh đạo kiệt xuất đã đưa cuộc Cách mạng tháng Tám đến thành công và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với các cương vị là Phó thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, rồi sau đó là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Trường Chinhđã có những đóng góp to lớn, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu kiên cường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, ôngTrường Chinh là “Tổng bí thư của đổi mới.” Với tầm nhìn xa trông rộng, với tư duy lý luận sắc sảo, nhạy bén và kinh nghiệm thực tiễn sống động, Tổng bí thưTrường Chinh đã sớm nhận rõ xu thế của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và chủ động đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương đổi mới đất nước.

Vang mãi trong lòng nhân dân ta những lời phát biểu của Tổng bí thưTrường Chinhtrong quá trình chuẩn bị Đại hội 6của Đảng: “Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”; “Quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước tađòi hỏi chúng ta phải đổi mới trên nhiều mặt: đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức chính trị”...

Đại hội 6đã đi vào lịch sử dân tộc ta với tư cách là đại hội của đổi mới, là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới mà Tổng bí thư Trường Chinh là người đề xuất và khởi xướng.

Ở Tổng bí thưTrường Chinh, có thể thấy nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà hoạt động cách mạng đã hòa quyện vào nhau, bổ trợ cho nhau. Ôngcòn là một nhà báo, nhà văn hóa, nhà thơ lớn có đạo đức cao đẹp, trái tim trong sáng, tri thức uyên thâm và hành vi mẫu mực.Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Vấn đề dân cày(viết chung với Võ Nguyên Giáp); Chống chủ nghĩa cải lương; Chính sách mới của Đảng; Kháng chiến nhất định thắng lợi; Bàn về cách mạng Việt Nam; Nắm vững ba bài học lớn để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược

Thông qua những tác phẩm đó, ôngTrường Chinh đã làm rõ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam, góp phần định ra đường lối chiến lược của Đảng, đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam.

Hàng loạt tác phẩm cùng các bài viết của ôngvề văn hóa đã góp phần tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm đặc sắc, đúng đắn của Đảngvề lĩnh vực văn hóa. Nổi bật nhất là những đóng góp của ôngtrong quá trình soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam; Báo cáo về chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam... Đây là cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hình thành một nền văn hóa Việt Nam mới theo phương châm dân tộc -khoa học -đại chúng.

Là nhà báo cách mạng nổi tiếng, là cây bút xuất sắc của báo chí cách mạng Việt Nam, ngay từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ, những bài báo của ôngTrường Chinh luôn có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ôngđã từng là chủ bút nhiều tờ báo quan trọng, tiếp đó là người lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các cơ quan ngôn luận của Đảng như Cờ giải phóng, Sự thật, Nhân dân, Tạp chí Cộng sản… Ôngcòn là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng. Thơ của ôngluôn mang hơi thở của thời đại, có sức chiến đấu cao, có lòng nhân ái sâu sắc.

Theo TTXVN


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trường Chinh - 'Tổng bí thư của đổi mới'