Nhiều người biểu tình đã tập trung tại Paris yêu cầu chính phủ các nước có hành động thiết thực trước tình trạng biến đổi khí hậu vào hôm 29.11, một ngày trước khi COP21 - Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris.

Paris lại “nóng” vì hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu

Một Thế Giới | 30/11/2015, 18:06

Nhiều người biểu tình đã tập trung tại Paris yêu cầu chính phủ các nước có hành động thiết thực trước tình trạng biến đổi khí hậu vào hôm 29.11, một ngày trước khi COP21 - Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris.

Các nhà hoạt động đòi hỏi giới chức lãnh đạo các nước có nhiều kế hoạch hơn nữa, nhằm hạn chế khí thải nhà kính, khi nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng 2 độ C do khí thải từ hoạt động công nghiệp. Người biểu tình yêu cũng cầu áp đặt giới hạn đối với việc sử dụng nhiên liệu đốt, một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

“Đừng sử dụng nhiên liệu một cách bừa bãi”, một biểu ngữ xuất hiện trong cuộc biểu tình ở Australia, nơi các cuộc biểu tình đang được tiến hành tại thủ đô Canberra, cùng nhiều thành phố lớn như Melbourne, Brisbane và Adelaide.

Trong khi đó, cuộc biểu tình ở Paris, nơi diễn ra hội nghị COP21, ban đầu được dự kiến sẽ lớn nhất trong tất cả mọi hoạt động tại các nước, đã buộc phải thu nhỏ khi chính phủ áp đặt tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công khủng bố giết chết 130 người hôm 13.11. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vẫn có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình với hơn 3.000 người tham gia, dọc tuyến đường dài 3 km ngang qua trung tâm Paris, bắt đầu từ Place de la Republique đến Place de la Nation.
bien doi khi hau, Thabo Makgoba, Paris, Giao Hoang Francis, Paris, COP21
Paris lại “nóng” vì hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu.
Theo một báo cáo gần đây của văn phòng khí tượng Vương quốc Anh, nhiệt độ toàn cầu đã vượt qua giới hạn tăng trung bình 1 độ C do các hoạt động công nghiệp, để chạm mốc 2 độ C, mức cảnh báo theo quy định quốc tế. Hiện tại, mực nước biển cũng tăng gần 177mm trong vòng 100 năm qua. Điều này cùng với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác, đã gây ra sự biến đổi khí hậu và mối đe dọa hiện hữu cho nhiều quốc gia vùng trũng.
Tổng giám mục Cape Town Thabo Makgoba nhận định: “Ổn định khí hậu là một vấn đề tâm linh và đạo đức. Để không gây ra ảnh hưởng cho con người, cần có những mục tiêu dài hạn trong kế hoạch giảm bớt chất thải ảnh hưởng đến khí hậu, đánh giá định kỳ, cũng như tăng thêm cơ chế quản lý đối với lĩnh vực này”. Ông Makgoba cũng cùng với một số nhà lãnh đạo Kitô giáo khác, trao bản kiến nghị có gần 1,8 triệu chữ ký cho Thư ký điều hành về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc Christiana Figueres tại Paris.
bien doi khi hau, Thabo Makgoba, Paris, Giao Hoang Francis, Paris, COP21
 Người biểu tình dùng giày tượng trưng cho thông điệp của mình. 
Lãnh đạo một số tôn giáo khác, bao gồm Phật giáo, Hồi giáo và đạo Hindu cũng kêu gọi thế giới cần hành động ngay lập tức. Tuy nhiên, bất chấp sự cấp bách của tình hình, yêu cầu tài chính để tài trợ cho các hoạt động cần thiết là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhất trong các cuộc thảo luận giữa các bên.

Các quốc gia giàu có cam kết sẽ huy động 100 tỉ USD cho đến năm 2020, và theo nhiều nguồn tin, vào năm ngoái khoản huy động đã đạt được 62 tỉ USD. Trong khi đó, phân tích từ Oxfam, chỉ có 2 tỉ USD được các quốc gia đang phát triển dành cho biến đổi khí hậu và hỗ trợ cho mọi hoạt động.

Ngày 30.11, các nhà hoạt động tại Paris tiếp tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình với hàng nghìn người tham gia. Tuy nhiên, trước sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát sau vụ tấn công khủng bố, người biểu tình đã thể hiện thông điệp của mình bằng nhiều cách khác nhau, như việc xếp khoảng 20.000 đôi giày, trong đó có 1 đôi giày từ Giáo Hoàng Francis để tượng trưng cho tiếng nói của mình.

Hàn Giang (theo Ibtimes)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
13 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Paris lại “nóng” vì hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu