Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế cho rằng Việt Nam không phải là nước tiêu thụ bia cao mà cao chủ yếu ở phân khúc rượu tự nấu "nhưng chưa có đánh giá chính xác".

PCT Hiệp hội bia rượu: Giảm tiêu thụ bia làm sao tăng ngân sách được?

Một Thế Giới | 01/10/2014, 05:45

Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế cho rằng Việt Nam không phải là nước tiêu thụ bia cao mà cao chủ yếu ở phân khúc rượu tự nấu "nhưng chưa có đánh giá chính xác".

Với kinh nghiệm người làm chính sách thuế...
Ngày 30.9, Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia rượu NGK (VBA) công bố nghiên cứu về ngành bia. Theo đó, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, bia là đồ uống hấp dẫn, nhu cầu tiêu dùng bia là chính đáng của người dân và xã hội. Nếu được sử dụng hợp lý thì có tác động tích cực đến sức khỏe con người.
"Sản lượng bia đã tăng nhanh chóng. Năm 2007 chỉ khoảng 1,8 tỉ lít nhưng đến năm 2013 đã tăng lên khoảng 3,2 tỉ lít. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là quán quân tiêu thụ bia, nhưng với kinh nghiệm người làm chính sách thuế thì tôi cho rằng không phải như vậy. 
Tôi lấy ví dụ như tại Séc, lượng tiêu thụ bình quân là 148 lít/người/năm, tại Đức là 106 lít/người/năm. Ngay Mỹ đạt mức tiêu thụ 77 lít/người/năm cũng chỉ đứng thứ 14. Nhật Bản tiêu thụ 43 lít/người/năm xếp thứ 40. Còn tại Việt Nam chỉ tiêu thụ 30 lít bia/người/năm là thấp hơn nhiều. Cho nên nếu so bình quân thì Việt Nam không phải là nước tiêu thụ bia cao, mà cao chủ yếu ở phân khúc rượu tự nấu, nhưng chưa có đánh giá chính xác" - ông Thi cho biết.
Đồng quan điểm với Thi, ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp của Bộ Công thương cũng cho biết, Việt Nam chỉ đứng thứ 50 thế giới về lượng tiêu thụ bia, còn nếu tính mức tiêu thụ cồn tuyệt đối của người trên 15 tuổi, Việt Nam đạt mức 6,6 lít/người - thuộc hàng dưới trung bình thế giới. 
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu NGK Việt Nam cho biết thêm, nếu nói về mức độ tiêu thụ bia thì Việt Nam còn đứng sau Lào.
"Ở Lào có 5 triệu dân thì có đến 2 nhà máy bia rất lớn. Một nhà máy là 200 triệu lít, còn một nhà máy là 100 triệu lít, còn nhiều hơn cả Việt Nam. Còn chúng ta chỉ là nước tiêu thụ bia vào hàng trung bình, đứng thứ 52 thế giới, sau Nga, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Lào" - ông Việt nói.
"Ở Lào có 5 triệu dân thì có đến 2 nhà máy bia rất lớn. Một nhà máy 200 triệu lít, còn một nhà máy 100 triệu lít, nhiều hơn cả Việt Nam".
Muốn giữ sức khỏe phải tăng sản xuất bia chính quy?
Song song với việc công bố nghiên cứu về ngành bia, hội thảo cũng bàn luận đến những tác động của chính sách tăng thuế đối với sự phát triển của ngành bia Việt Nam.
Theo ông Dương Đình Giám, nói về đồ uống có cồn thì gồm 2 nhóm: bia và rượu. Nhóm rượu gồm: do doanh nghiệp sản xuất và tư nhân tự nấu (có khi còn gọi là bia cỏ nếu không rõ nguồn gốc và rẻ tiền). Nếu lạm dụng các loại đồ uống có cồn sẽ dẫn tới hệ quả kinh tế xã hội xấu. Do đó phải đưa ra chính sách hạn chế tiêu dùng và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là một biện pháp. 
"Tăng giá thì người tiêu dùng sẽ điều chỉnh hành vi theo đúng mục tiêu chính sách, nhưng e rằng nếu điều chỉnh hành vi mà lại chuyển sang dùng loại bia tự nấu thì lại nguy to. Vì bia cỏ có độ cồn cao, có thể mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho nên phải tính toán rất kỹ để vừa hài hoà chính sách mà vẫn đảm bảo chống được đồ uống có cồn và nếu có tăng thuế thì cũng cần phải có một lộ trình tăng thế nào cho phù hợp" - ông Giám nói.
Còn ông Phạm Đình Thi cho rằng, cứ nói hiện nay đang thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia ở mức cao, nhưng thực chất các nước khác cũng đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành này. 
"Đối với ngành bia, dự kiến từ ngày 1.7.2015 sẽ tăng từ 50% lên 55% và mỗi năm tăng thêm 5%, cho tới ngày 1.1.2018 tăng lên 65%. Khi thuế tăng thì giá sẽ tăng, cầu giảm nhưng tôi khẳng định với kinh nghiệm của người làm chính sách 20 năm, thuế tăng sẽ có ảnh hưởng tới giá bia, nhưng mức tăng sẽ không quá lớn. Các đại biểu Quốc hội còn đề xuất tăng cao hơn do mức tăng đưa ra chưa bù đủ mức tăng lạm phát đưa ra" - ông Thi cho biết.
"Tăng thuế thì buôn lậu sẽ tăng, giá đắt thì người ta dùng hàng phẩm cấp thấp mà thấp thì càng độc, cho nên mục tiêu giữ sức khỏe không thành. Muốn giữ sức khoẻ phải là tăng sản xuất chính quy lên".
Ông Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu NGK lại nêu quan điểm, đặt ra mục tiêu vừa tăng thu ngân sách lại vừa giảm tiêu thụ là vô cùng vô lý. "Giảm tiêu thụ thì sản xuất giảm vậy làm sao tăng thu ngân sách được? Đây là mục tiêu đối ngẫu, tức là theo đuổi mục tiêu này thì phải triệt tiêu mục tiêu kia, chứ không thể đồng thời muốn cả hai được" - ông Tuất nói.
Còn lập luận tăng thuế để người tiêu dùng sử dụng ít đi, đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng, ông Tuất cho rằng "chính sách này thật buồn cười".
"Bia, rượu, thuốc lá tuyên truyền nhiều đến thế mà còn chẳng ăn thua thì tăng thuế có ý nghĩa gì? Mà nếu như phản tác dụng thì thật khủng khiếp. Tăng thuế thì buôn lậu sẽ gia tăng, giá đắt thì người ta dùng hàng phẩm cấp thấp mà thấp thì càng độc, cho nên mục tiêu giữ sức khỏe không thành. Muốn giữ sức khoẻ phải là tăng sản xuất chính quy lên" - ông Tuất bày tỏ.
Từ đó ông Tuất cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nên nhằm vào mục tiêu là giảm tiêu dùng. Nếu đánh thuế giảm tiêu dùng thì phải có chính sách đi kèm; còn đánh thuế để tăng thu ngân sách thì lại phải có chính sách khác. Hai chính sách này đi theo 2 hướng khác nhau.
Duyên Duyên
Bài liên quan
5 du khách thiệt mạng nghi do ngộ độc methanol tại Lào
Đài CNN đưa tin một phụ nữ Anh vừa trở thành du khách nước ngoài thứ 5 tử vong nghi do ngộ độc methanol tại Lào. Nhiều nước đã ra cảnh báo về nguy cơ uống phải rượu pha methanol khi đến quốc gia Đông Nam Á này du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PCT Hiệp hội bia rượu: Giảm tiêu thụ bia làm sao tăng ngân sách được?