Vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện 30 tấn cá tại một kho lạnh tại tỉnh Quảng Trị được xác định có chứa chất cực độc Phenol. Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) khẳng định: Phenol không tự có trong tự nhiên mà chắc chắn được nhân tạo, chủ yếu là trong quá trình luyện cốc hoặc chế biến dầu khí.

PGS Trần Hồng Côn 'chỉ mặt' thủ phạm thải ra phenol

12/06/2016, 05:36

Vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện 30 tấn cá tại một kho lạnh tại tỉnh Quảng Trị được xác định có chứa chất cực độc Phenol. Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) khẳng định: Phenol không tự có trong tự nhiên mà chắc chắn được nhân tạo, chủ yếu là trong quá trình luyện cốc hoặc chế biến dầu khí.

“Trong quá trình luyện thép thì chắc chắn sẽ phải dùng than cốc. Khi cốc hóa than thì sẽ phải thải phenol ra” – PGS Trần Hồng Côn cho biết.

Cũng theo PGS Côn, phenol là hóa chất độc không được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Phenol cũng là tên riêng của hợp chất cấu tạo bởi nhóm phenyl liên kết với nhóm hiđroxyl, chất tiêu biểu cho các phenol.

“Phenol là một họ chất hóa học có phenol đơn vòng và phenol đa vòng thơm. Đây đều là những chất độc hại và có những chất người ra nghi ngờ gây ung thư. Nếu trong cá kiểm nghiệm có chất phenol đơn vòng thì tác dụng nguy hiểm cũng như độc tính ít hơn. Đối với Phenol đa vòng thơm rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ cụ thể trong ngành công nghiệp phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde. Từ phenol người ta tổng hợp ra tơ polyamide” – PGS Côn nói.

PGS Côn cũng khẳng định, con người hoàn toàn có thể bị nhiễm phenol nếu sử dụng phải các nguồn nước bị ô nhiễm từ các lò luyện cốc, các cơ sở hóa chất, hóa dầu hoặc có thể thông qua chuỗi thức ăn. Khi con cá, con tôm, con ốc… bị nhiễm phenol và con người ăn nó thì cũng sẽ bị nhiễm theo. Phenol cực kỳ dễ hòa tan vào trong các loại thực phẩm, và một khi đã vào được cơ thể thì sẽ rất khó để đẩy ra ngoài.

Theo các chuyên gia, biểu hiện của việc ngộ độc phenol có hai mức độ. Ngộ độc nhẹ thì có triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy); Rối loạn thần kinh và toàn thân (mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh). Nếu ngộ độc thì sẽ bị rối loạn tiêu hóa; Giãy giụa, co giật, hôn mê; Rối loạn tuần hoàn và hô hấp, sốc nặng…

Như đã đưa tin, ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo gửi UBND tỉnh này kết quả kiểm nghiệm các lô cá tại kho đông lạnh trên địa bàn. Kết quả phân tích, kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm, dùng trong công nghiệp hóa dẻo.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người, Sở Y tế Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả đạt yêu cầu và tiêu hủy 30 tấn cá nục có chứa chất phenol.

Nguyễn Hùng - Dân Trí

Ảnh: 30 tấn cá nục vừa được phát hiện có chứa chất phenol.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS Trần Hồng Côn 'chỉ mặt' thủ phạm thải ra phenol