“Thời gian qua, việc tạo điều kiện để cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn, thị trường cũng như khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất thì chúng ta chưa làm được, đem đến cảm giác nhóm doanh nghiệp này chưa được đối xử bình đẳng trên thị trường” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: ‘DN nhỏ và vừa chưa được đối xử bình đẳng’

Trí Lâm | 10/11/2016, 14:20

“Thời gian qua, việc tạo điều kiện để cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn, thị trường cũng như khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất thì chúng ta chưa làm được, đem đến cảm giác nhóm doanh nghiệp này chưa được đối xử bình đẳng trên thị trường” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói.

DNNVV chồng chất khó khăn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nước. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khối doanh nghiệp chính thức này đóng góp khoảng 50% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam. Tuy nhiên, việc hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động cho nhóm doanh nghiệp này còn nhiều bất cập, phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới,PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nói rằngChính phủ cũng đã có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ DNNVV nhưng chính sách còn nhiều bất cập, rồi có những chính sách được ban ra cho đến thực tiễn còn rất khó khăn.

“Thời gian qua, việc tạo điều kiện để cho nhóm doanh nghiệp này tiếp cận vốn, thị trường cũng như khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất thì chúng ta chưa làm được, đem đến cảm giác nhóm doanh nghiệp này chưa được đối xử bình đẳng trên thị trường” – ông Thịnh nói.

Theo báo cáo mới công bố của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2015 có tới 83% doanh nghiệp được điều tra cho biết họ gặp trở ngại trong kinh doanh. Những khó khăn chủ yếu là thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính, hạn chế của cầu sản phẩm hiện tại, áp lực cạnh tranh quá lớn, thiếu đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh…

Bên cạnh đó, 42,7% các doanh nghiệp buộc phải chi hối lộ trong năm 2015, 30% các doanh nghiệp không chi hối lộ trong cuộc điều tra năm 2013 thì lại có chi trong năm 2015. Cùng với đó, 40% doanh nghiệp được điều tra năm 2015 cho rằng khoản chi này sẽ tăng lên trong thời gian tới, trong khi đó tỷ lệ này của năm 2013 là 49%.

Còn theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Con số này là 62% ở doanh nghiệp nhỏ, 74% doanh nghiệp quy mô vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn. Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng đang phải chịu mức lãi suất 9%/năm, cao hơn so với các nhóm còn lại (8%).

Những khó khăn đó gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động của các DNNVV. Theo ông Đinh Trọng Thịnh, hiện nay, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa cũng như sự bình đẳng, minh bạch trong cơ chế chính sách để họ có thể phát triển.

Hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa thế nào là câu chuyện thu hút sự chú ý của không chỉ các doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các nội dung hỗ trợ cơ bản cho DNNVV bao gồm: gia nhập và rút khỏi thị trường, tín dụng, tài chính, công nghệ, mặt bằng sản xuất, xúc tiến và mở rộng thị trường, mua sắm công, thông tin và tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, ươm tạo và cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Ngoài nội dung giảm thuế thu nhập cho DNNVV, các nội dung hỗ trợ còn lại không được hỗ trợ tài chính trực tiếp, không bao cấp cho DNNVV. Những hỗ trợ cơ bản này được thực hiện thông qua cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV. Những hỗ trợ này không vi phạm những cam kết quốc tế vì đối tượng là DNNVV được loại trừ trong các cam kết mà Việt Nam là thành viên.

Hỗ trợ thế nào?

Nói với báo điện tửMột Thế Giới, ông Đinh Trọng Thịnh nhận xét việc Quốc hội thảo luận các luật liên quan đến nhóm DNNVVđể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động là tín hiệu đáng mừng và cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, về chính sách hỗ trợ thì phải chia rõ theo hai hướng. Thứ nhất là phải có chính sách chung để hỗ trợ cho tất cả các DNNVV. Thứ hai, phải có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp mũi nhọn ở một số ngành nghề nhất định, từ đó có thể tạo ra thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, tạo sức lan tỏa cho các doanh nghiệp khác.

“Cần phải xem ngành nào, loại hình doanh nghiệp nào cần quan tâm. Những doanh nghiệp đi vào công nghệ mới, hiện đại, công nghệ xanh… tạo ra năng suất lao động cao thì cần ưu tiên” – ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng cho rằng, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nên tránh bao cấp, phải phù hợp vói các thông lệ quốc tế, phù hợp với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Nếu vi phạm thì không thể tồn tại được.

Ngoài ra, để chính sách hỗ trợ có hiệu quả, ông Thịnh cho rằng cần phải công khai minh bạch, có khung hỗ trợ để tránh cơ chế xin cho. Đồng thời với đó là cải cách hành chính hơn nữa, bớt chi phí ngoài cho doanh nghiệp, hạn chế thanh tra, nhũng nhiễu…

Thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) bày tỏ lo ngại về mặt ngân sách. Theo bà Chi, nếu không có dự toán cụ thể về gói hỗ trợ thì kế hoạch ngân sách hàng năm và 5 năm có thể bị vỡ. Do đó, ban soạn thảo cần có đánh giá tác động về ngân sách, phải ước tính được luật này sẽ tiêu tốnkhoảng chừng baonhiêu tiền và quan trọng là nguồn tiền đến từ đâu.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cũng cho rằng, với ước tính 97% số DN trên cả nước là DNNVV, với khoảng 520.000 DN thì diện áp dụng là quá rộng. Trong khi nguồn lực Nhà nước có hạn, nên có thể sẽ không thể hỗ trợ hết toàn bộ đối tượng DN nói trên, chính sách khi đi vào thực thi sẽ khó.

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng nên cân nhắc việc đưa DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra khỏi đối tượng hỗ trợ. Nếu hỗ trợ thì cần phải tính toán kỹvì nguồn lực của đất nước còn hạn chế, trong khi doanh nghiệp FDI có khả năng cạnh tranh cao hơn. Việc không hỗ trợ doanh nghiệp FDI cũng không vi phạm với những cam kết quốc tế.

“Các doanh nghiệp FDI không gắn gì với hỗ trợ sản xuất trong nước. Họ mang thượng vàng hạ cám vào Việt Nam, mang cả DNNVV thậm chí siêu nhỏ vào đểlàm linh kiện thì làm gì DNNVV Việt Nam có cơ hội" – ông Lộc nói.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: ‘DN nhỏ và vừa chưa được đối xử bình đẳng’