Theo PGS-TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 13 có nhiều điểm mới.

PGS-TS Nguyễn Viết Thông: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 có nhiều điểm mới

Lam Thanh | 21/01/2021, 15:29

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 13 có nhiều điểm mới.

Xác định rõ hơn khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Thông, dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 13 có nhiều điểm mới.

pham-viet-thong.jpg
PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương - Ảnh: Vietnamnet

Cụ thể là mới trong việc xác định chủ đề Đại hội. So với Đại hội 12, chủ đề Đại hội 13 đã bổ sung xây dựng hệ thống chính trị vào nội dung xây dựng Đảng thành “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”; xác định rõ hơn khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xác định mục tiêu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong dự thảo các văn kiện đã xác định rõ hơn khát vọng phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Đây là một trong những điểm nhấn của dự thảo văn kiện.

Điểm mới tiếp theo, ông Thông cho rằng đó là mới trong dự báo tình hình thế giới và khu vực.

Cụ thể, đó là thế giới đang trải qua những biến động khó lường. Hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang bị thách thức; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, thực dụng, dân túy trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước nhỏ đang đứng trước nhiều khó khăn…

Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể kéo dài do tác động của đại dịch COVID-19; cuộc CMCN 4.0, công nghệ số đang diễn ra mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Những vấn đề toàn cầu như bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…tiếp tục diễn biến phức tạp.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn.

Trong nước, theo ông Thông, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng nhưng nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động củ đại dịch COVID-19; xu hướng già hóa dân số nhanh; tốc dộ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng mạnh; biến đổi khí hậu gay gắt, phức tạp…

Ông Thông cũng cho rằng 4 nguy cơ mà Đảng chỉ ra còn tồn tại, có phần gay gắt hơn. Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn; có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù.

Nêu hệ quan điểm chỉ đạo

Cũng theo ông Nguyễn Viết Thông, so với đại hội trước, dự thảo báo cáo chính trị nêu hệ quan điểm chỉ đạo. Đây là một trong những điểm mới nổi bật. Cụ thể:

Quan điểm 1 là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới của Đảng…

Quan điểm 2 là bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm an ninh, quốc phòng, an ninh trọng yếu là thường xuyên.

Quan điểm 3 nêu định hướng tạo động lực phát triển như khởi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.

pham-viet-thong-2.jpg
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Quan điểm 4 là nêu định hướng hoạt động, phát huy mọi nguồn lực, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, tranh thủ ngoại lực nhưng nguồn lực nội sinh, con người là quan trọng nhất.

Quan điểm 5 về định hướng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín…

Điều chỉnh nhiều mục tiêu

Cùng với đó, ông Thông cho rằng có điểm mới trong cách tiếp cận xác định mục tiêu như phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể, đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (dự thảo cũ là thu nhập trung bình cao); đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (dự thảo cũ là thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao); đến năm 2045, trở thành nươc phát triển có thu nhập cao.

Ông Thông cũng cho rằng điểm mới nữa là mới trong xác định nhiệm vụ, giải pháp phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, về kinh tế là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững; chuyển nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao; cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường tài chính, tiền tệ…

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người; khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đổi mới đồng bộ mục tiêu, chương trình; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng lộ trình miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Bên cạnh đó, đảm bảo tiến bộ xã hội, công bằng, cải cách chính sách tiền lương, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý; sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng – an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại…

Để cán bộ “không muốn tham nhũng”

Về xây dựng chỉnh đốn Đảng, theo ông Thông, trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa vấn đề này, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao công tác kiểm tra, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với nhân dân.

Đặc biệt, theo ông Thông, cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nêu cao sự gương mẫu của người đứng đầu, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí và “không muốn tham nhũng”; đẩy mạnh kiểm soát có hiệu quả thu nhập người có chức vụ; thu hồi tài sản tham nhũng; thay thế cán bộ khi có biểu hiện tham nhũng…

pham-viet-thong-3.jpg
Để cán bộ "không muốn tham nhũng"

Báo cáo xây dựng Đảng cũng nêu 3 trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hó trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng công tác cán bộ; kiện toàn, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, 3 giải pháp đột phá là tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng; phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới, sáng tạo trong công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Bài liên quan
Hơn 6.000 chiến sĩ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng
Hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS-TS Nguyễn Viết Thông: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 có nhiều điểm mới