Nói về luật Các tổ chức tín dụng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết phá sản là biện pháp cuối cùng trong tất cả các biện pháp đối với các tổ chức tín dụng. Khi không còn biện pháp nào khác có thể áp dụng thì Chính phủ mới xem xét cho thực hiện, vì việc cho phá sản một tổ chức tín dụng gây tác động rất lớn đến xã hội.

Phá sản ngân hàng là giải pháp cuối cùng

Trí Lâm | 14/12/2017, 16:18

Nói về luật Các tổ chức tín dụng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết phá sản là biện pháp cuối cùng trong tất cả các biện pháp đối với các tổ chức tín dụng. Khi không còn biện pháp nào khác có thể áp dụng thì Chính phủ mới xem xét cho thực hiện, vì việc cho phá sản một tổ chức tín dụng gây tác động rất lớn đến xã hội.

Sáng 14.12 tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về 6 luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn chủ trì buổi công bố các luật gồm: luật Lâm nghiệp, luật Thủy sản, luật Quản lý nợ công, luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch -Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết luật Quy hoạch là bước đột phá trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCH, trong đó xác định quy hoạch là công cụ quan trọng để phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trườngvà thúc đẩy việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư công.

Luật quy định phải đảm bảo tính thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đảm bảo quốc phòng an ninh; đảm bảo tính tuân thủ, tính thống nhất, kế thừa trong việc lập quy hoạch, tránh tình trạng điều chỉnh bổ sung quy hoạch tùy tiện theo tư duy nhiệm kỳ; phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động quy hoạch.

Theo đó, luật được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng “xin-cho” các dự án trong quy hoạch thông qua việc điều chỉnh quy hoạch một cách tuỳ tiện, làm lãng phí nguồn lực quốc gia.

Luật Quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 1.7.2018 sẽ phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất về nợ công, giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong quản lý nợ công thống nhất, tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, hạn chế quy định thẩm quyền của cá nhân; gắn trách nhiệm củatập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, luật Các tổ chức tín dụng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như bổ sung quy định về áp dụng biện pháp can thiệp sớm để xử lý tổ chức có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt nhằm hạn chế tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yếu kém mới phát sinh.

Trường hợp xem xét đặc biệtđược bổ sung trong nhóm quy định về biện pháp kiểm soát đặc biệt. Luật quy định thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định chủ trương, phê duyệt phương án cơ cấu lại tổ chức được kiểm soát đặc biệt, về khoản vay đặc biệt, về quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức được kiểm soát đặc biệt.

Luật cũng bổ sung quy định để nhằm ngăn ngừa vi phạm pháp luật của người quản trị điều hành tổ chức tín dụng, hạn chế việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng và doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường, tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của tổ chức tín dụng…

Đồng thời, luật quy định rõ các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm: phục hồi; sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần; giải thể; chuyển giao bắt buộc; phá sản.

Về việc minh bạch hoá nguồn vốn góp, ngăn ngừa, hạn chế sở hữu chéo, Phó thống đốc nhắc tới quy định yêu cầu cổ đông chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác… Luật này cũngbổ sung quy định hạn chế một cổ đông lớn và người có liên quan tại một tổ chức tín dụng không được sở hữu từ 5% vốn điều lệ tại một tổ chức tín dụng khác.

Luật mớitiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn về quy định cho phá sản các tổ chức tín dụng. Phá sản chỉ là một trong những phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, cùng với phương án cơ cấu lại, giải thể, chuyển giao bắt buộc. Phá sảnlà biện pháp cuối cùng trong tất cả các biện pháp. Khi không còn biện pháp nào khác có thể áp dụng thì Chính phủ mới xem xét cho thực hiện vì việc cho phá sản một tổ chức tín dụng gây tác động rất lớn đến xã hội. Việc xem xét áp dụng phải tính toán cẩn trọng trên nguyên tắc đảm bảo an ninh, ổn định xã hội và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

“Nguyên tắc hàng đầu phải đảm bảo ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội và đặc biệt là quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền phải được đảm bảo", ông Kim Anh nói.

Ngoài ra, luật Thủy sản vừa được thông qua cũng quy định về hạn ngạch khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác đối với một số loài cá di cư xa và loài thủy sản có tập tính kết đàn. Đây là bước tiến so với luật Thủy sản năm 2003 để phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Luật có hiệu lực từ ngày 1.1.2019.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phá sản ngân hàng là giải pháp cuối cùng