Sáng 7.5, sau khi phát hiện nhiều ca nghi nhiễm COVID-19, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội đã chính thức phong tỏa, ngừng đón tiếp bệnh nhân.

Phát hiện 10 ca dương tính với SAR-CoV-2, Bệnh viện K dừng khám bệnh, phong tỏa 3 cơ sở

Dạ Thảo - Ảnh: Đức Thọ | 07/05/2021, 10:00

Sáng 7.5, sau khi phát hiện nhiều ca nghi nhiễm COVID-19, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội đã chính thức phong tỏa, ngừng đón tiếp bệnh nhân.

Giám đốc Bệnh viện K vừa có quyết định tạm thời phong tỏa các đơn vị để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện K, Hà Nội.

Theo đó tạm thời phong tỏa các đơn vị gồm nhân viên, người lao động, người bệnh tại 3 cơ sở bệnh viện K để phục vụ chống dịch.

Thời gian phong tỏa từ 5 giờ 30 sáng 7.5 cho tới khi có thông báo mới. Các đơn vị liên quan có trách nhiệm bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng cá nhân, sinh hoạt cho những người cách ly.

Trao đổi với phóng viên, Sở Y tế Hà Nội cho biết hiện lãnh đạo sở cùng chính quyền thành phố và ngành y tế đang xuống kiểm tra tại Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều.

Bệnh viện K chính thức thông báo có 10 trường hợp nghi nhiễm COVID-19

Sáng ngày 7.5, Bệnh viện K ghi nhận 6 trường hợp người bệnh và 4 người nhà người bệnh nghi nhiễm COVID-19. Tất cả những trường hợp này đều điều trị hoặc chăm sóc người nhà tại 1 phòng bệnh thuộc Khoa Ngoại gan – mật – tụy.

Thông tin dịch tễ ban đầu có 1 người bệnh điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Kim Chung chuyển về Bệnh viện K điều trị từ ngày 27.4. (Được biết Khoa Ngoại gan – mật – tụy đã được phong tỏa từ ngày 5.5.2021).

Từ ngày 29.4.2021, sau khi xuất hiện ca bệnh lây nhiễm cộng đồng tại Hà Nam, Bệnh viện K đã chủ động, nhanh chóng triển khai các biện pháp sàng lọc COVID-19, rà soát cán bộ, người lao động, người bệnh, người nhà người đã đến/đi/ở/về từ các vùng dịch tễ theo các thông báo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Bệnh viện K đã xét nghiệm tất cả nhân viên y tế, người lao động, người bệnh, người nhà người bệnh qua vùng dịch tễ và đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên, người lao động trong Bệnh viện.  

Trong đó, có 2 nhân viên y tế công tác tại khoa Xạ đầu cổ, khoa Nội 3 là F1 (liên quan đến tiếp xúc với nhân viên y tế của Bệnh viện Nhiệt đới TW) và 1 nhân viên của khoa Nội 6 đi trên chuyến bay VN160 ngày 29.4.2021 cùng chuyên gia Trung Quốc. Tất cả 3 trường hợp nêu trên đã được cách ly theo chỉ đạo của CDC Hà Nội và xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 với 2 lần âm tính.

Tuy nhiên, có 1 nhân viên là điều dưỡng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức có tham dự đám cưới ngày 2.5.2021 tại thôn Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nhà hàng Ngọc Anh) được xác định là F2. Điều dưỡng nêu trên, có tham gia kíp mổ của khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, Bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 cho nhân viên phòng mổ, bác sỹ phẫu thuật và khoa ngoại Ngoại Gan – Mật – Tụy cùng với Điều dưỡng trên, kết quả cán bộ y tế đều âm tính.

Cụ thể lấy 120 mẫu xét nghiệm, trong đó người bệnh và người nhà là 102 mẫu, nhân viên y tế là 18 mẫu. Kết quả: các mẫu của nhân viên y tế đều âm tính; 6 mẫu của bệnh nhân và 4 mẫu của người nhà bệnh nhân khoa Ngoại Gan mật tụy nghi nhiễm CoVID-19.

Qua điều tra thông tin dịch tễ ban đầu được biết người bệnh Bùi Thị H.63 tuổi trú lại Tổ dân phố Tây kênh, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung từ ngày 31.3.2021 và điều trị viêm gan tại đây trong 1 tháng. Từ ngày 27.4, bệnh nhân H.chuyển sang Bệnh viện K khám và điều trị. Từ khi nhập viện bệnh nhân H.chỉ ở trong phòng điều trị. Từ thời điểm nhập viện điều trị tại Bệnh viện K, chỉ có ông Lương Đức C. chăm sóc cho bệnh nhân H.

k(1).jpg
Bệnh viện K được phong tỏa để xét nghiệm toàn bộ
vien-k-phong-toa(1).jpg
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh có mặt ở Bệnh viện K sáng 7.5

Hiện tại, lãnh đạo Bộ Y tế đang yêu cầu toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở lại trong viện, thực hiện cách ly y tế tại, đồng thời Bệnh viện K bắt đầu làm xét nghiệm PCR chủ động cho toàn thể hơn 1.900 nhân viên của bệnh viện.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết việc kiểm tra, kiểm soát ngay tại bệnh viện thể hiện rõ chủ trương, tinh thần quyết tâm cao của toàn thể Bệnh viện trong việc phòng chống dịch bệnh. Bệnh viện siết chặt công tác phòng chống dịch là để hướng tới mục tiêu cao nhất "vì sự an toàn của người bệnh".

"Bởi mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám, điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư, họ là những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu, nếu công tác kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh chỉ lơ là trong một mắt xích nhỏ, hay lỗi ở một cá nhân nào đó cũng có thể để lại hậu quả rất khó lường.

Vì vậy việc nâng mức cảnh báo, phòng chống dịch tại các cơ sở của Bệnh viện lên mức cao nhất là cần thiết và cần sự đồng lòng, quyết tâm của toàn thể người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế"- PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết.

Đến thời điểm hiện tại, tại cổng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã được thiết lập rào chắn, đặt biển tạm thời không tiếp nhận bệnh nhân do tình hình dịch bệnh COVID-19. Sự việc diễn ra khá bất ngờ, khiến nhiều bệnh nhân và người nhà hoang mang, lo lắng vì không được vào khám điều trị như mọi ngày.

Trước đó, Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng ghi nhận hàng chục ca mắc COVID-19. Những người này hầu hết là người nhà và bệnh nhân điều trị nội trú. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ngay khi phát hiện ca mắc đầu tiên, bộ đã yêu cầu cách ly toàn bộ bệnh viện, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" và sàng lọc tất cả cán bộ, người bệnh cùng thân nhân.

Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện gửi danh sách người đến khám, chữa bệnh từ ngày 15.4 về địa phương để thực hiện truy vết, sàng lọc, cách ly, xét nghiệm theo các yêu cầu.

Bài liên quan
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Nếu không hợp tác viện - trường, bệnh viện không thể phát triển
Một bệnh viện không thể phát triển mạnh nếu không có sự hợp tác giữa viện - trường. Trong đó, trường đào tạo ra các bác sĩ, kỹ sư nghiên cứu kỹ thuật học cho ngành y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
15 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện 10 ca dương tính với SAR-CoV-2, Bệnh viện K dừng khám bệnh, phong tỏa 3 cơ sở