Các nhà nghiên cứu tin rằng các kết quả thử nghiệm đều khẳng định giả thuyết cho rằng nồng độ đường cao trong máu là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thể 2.

Phát hiện cội nguồn thực sự của bệnh tiểu đường thể 2

Vũ Trung Hương | 20/03/2018, 10:03

Các nhà nghiên cứu tin rằng các kết quả thử nghiệm đều khẳng định giả thuyết cho rằng nồng độ đường cao trong máu là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thể 2.

Theo Medical Xpress, từ trước đến này, khoa học vẫn cho rằng nồng độ đường tăng lên trong máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thể 2, thường khởi phát ở tuổi từ trung niên trở lên, gây ra các biến chứng về sức khoẻ nghiêm trọng bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, các vấn đề về lưu thông máu ở chân cũng như tổn thương nghiêm trọng đối với mắt, dây thần kinh và thận.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Đức đã chứng minh rằng các tế bào kháng insulin có thể được gây ra bởi sự gia tăng nồng độ methylglyoxal (MG) trong máu. Methylglyoxal (MG) chính là một chất chuyển hóa đường. Như vậy, các loại thuốc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu không phải là phương thuốc đủ hiệu quả cho bệnh tiểu đường.

Nhà nghiên cứu Peter Nawroth, tại Đại học Heidelberg, nói: “Các thử nghiệm lâm sàng trên quy mô lớn trong những năm gần đây cho thấy ngay cả khi dùng thuốc để hạ nồng độ đường trong máu dưới ngưỡng bệnh tiểu đường thì nhiều bệnh nhân vẫn gặp những tổn thương thần kinh và thận đặc trưng do tiểu đường. Điều này cho thấy bệnh tiểu đường thể 2 có thể có nguyên nhân ở cấp phân tử độc lập với insulin và glucose”.

Khi chuột được cho ăn thức ăn trộn với methylglyoxal, chúng sẽ phát triển nhiều dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường, bao gồm kháng insulin. Các nhà nghiên cứu của Heidelberg đã lên kế hoạch khảo sát ảnh hưởng của nồng độ methylglyoxal cao trong thời gian dài đối với cơ thể. Họ đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của methylglyoxal tới cơ thể những con ruồi giấm.

Các nhà khoa học đã ngắt kết nối gien mã hóamột enzyme phân hủymethylglyoxal ở những con côn trùng thử nghiệm. Chẳng bao lâu những con ruồi giấm đều phát triển sự đề kháng với insulin.

Sau một thời gian, các con ruồi giấm đều bắt đầu bị béo phì và nồng độ đường trong máu tăng lên. Các nhà nghiên cứu tin rằng các kết quả thử nghiệm đều khẳng định giả thuyết cho rằng nồng độ đường cao trong máu là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thể 2.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện cội nguồn thực sự của bệnh tiểu đường thể 2