Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng trong giấy vệ sinh từ khắp nơi trên thế giới có thể chứa "hóa chất vĩnh viễn" có liên quan đến ung thư và số lượng tinh trùng thấp.

Phát hiện 'hóa chất vĩnh viễn' trong giấy vệ sinh

Đan Thùy | 14/03/2023, 09:52

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng trong giấy vệ sinh từ khắp nơi trên thế giới có thể chứa "hóa chất vĩnh viễn" có liên quan đến ung thư và số lượng tinh trùng thấp.

Các chuyên gia thuộc Đại học Florida (Mỹ) cảnh báo rằng giấy vệ sinh có thể chứa "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại như perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAS). Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học được dùng để nhuộm, bôi trơn trong sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, đóng gói thực phẩm.

PFAS được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu từ những năm 1940. Hợp chất này rất bền trong môi trường và cơ thể người, không bị phá vỡ và sẽ tích lũy theo thời gian. Chúng được chứng minh là có liên quan đến một số bệnh ung thư, dị tật thai nhi, bệnh gan, bệnh thận, rối loạn tự miễn dịch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

toilet-paper-toxic-pfas-chemicals-feature.jpeg

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu phát hiện các chất iPAP, hoặc perfluoroalkyl phosphate diester có trong giấy vệ sinh. Đó là những hợp chất tiền thân có khả năng trở thành các loại PFAS khác nhau, cụ thể là PFOA hoặc axit perfluorooctanoic, có khả năng gây ung thư.

Nghiên cứu đã kiểm tra 21 thương hiệu giấy vệ sinh lớn ở Bắc Mỹ, Tây Âu, châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ, nhưng không nêu tên các thương hiệu để chiết xuất PFA từ giấy và nước thải đã qua xử lý tại Mỹ.

Sau khi phát hiện ra sự hiện diện của diPAP, hóa chất chính trong số chất các nhà khoa học tìm được, họ đã so sánh phát hiện này với dữ liệu từ các nghiên cứu về nước thải trước đó. Họ kết luận diPAP trong giấy vệ sinh chiếm 4% trong hệ thống nước thải của Mỹ và Canada nhưng ở châu Âu, con số này tăng cao đáng kể.

"Giấy vệ sinh nên được coi là một nguồn PFAS tiềm năng chính xâm nhập vào các hệ thống xử lý nước thải. Việc giảm PFAS rất quan trọng vì nước thải và bùn thường được tái sử dụng để tưới tiêu", các nhà nghiên cứu cho biết. 

Báo cáo được đánh giá ngang hàng của Đại học Florida đã không xem xét tác động sức khỏe của những người dùng giấy vệ sinh bị ô nhiễm. PFAS có thể được hấp thụ qua da, nhưng không có nghiên cứu nào về cách nó có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình lau. Tuy nhiên, David Andrews, nhà khoa học cấp cao của nhóm Công tác Môi trường, một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe cộng đồng chuyên theo dõi ô nhiễm PFAS cho biết, sự phơi nhiễm đó "chắc chắn đáng để điều tra". 

Jake Thompson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết các thương hiệu sử dụng giấy tái chế cũng có nhiều PFAS như những thương hiệu không sử dụng và có thể không tránh khỏi PFAS trong giấy vệ sinh.

Người Mỹ trung bình sử dụng hơn 25kg giấy vệ sinh mỗi năm và hơn 8,6 tỉ kg giấy vệ sinh được xả mỗi năm ở Mỹ. PFAS phổ biến đến mức khó xác định chính xác nguồn gốc của chúng, điều này nói lên vấn đề lớn hơn xung quanh việc sử dụng rộng rãi hóa chất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện 'hóa chất vĩnh viễn' trong giấy vệ sinh