Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra tín hiệu vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.

Phát hiện sóng vô tuyến bí ẩn từ ngôi sao gần Mặt trời nhất

Long Hải | 21/12/2020, 11:30

Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra tín hiệu vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.

kinh-vien-vong.png
Kính viễn vọng Parkes ở Australia - Ảnh: CSIRO

Dữ liệu hiện vẫn chưa được công khai nhưng tín hiệu được cho là một chùm sóng vô tuyến 980 MHz được phát hiện vào tháng 4 và tháng 5.2019 tại kính viễn vọng Parkes ở Australia. Theo các nhà nghiên cứu, tín hiệu này xuất hiện một lần và không bao giờ được phát hiện nữa.

Kính viễn vọng Parkes là một phần của dự án Breakthrough Listen trị giá 100 triệu USD nhằm tìm kiếm tín hiệu vô tuyến từ các nguồn ngoài hệ Mặt trời. Các nhà nghiên cứu thuộc dự án vẫn thường phát hiện những tín hiệu sóng vô tuyến lạ khi sử dụng kính viễn vọng Parkes hoặc Đài quan sát Green Park ở West Virginia (Mỹ). Tuy nhiên, các tín hiệu lạ trước đây đều được xác minh là do con người hoặc hiện tượng tự nhiên tạo ra.

Vẫn có khả năng cao sóng vô tuyến lạ cũng xuất phát từ một trong những nguồn này. Nhưng theo các nhà khoa học, tín hiệu này dường như đến trực tiếp từ từ khu vực Proxima Centauri, ngôi sao đỏ lùn cách Trái đất 4,2 năm ánh sáng. Không chỉ thế, tín hiệu được cho là có hướng và sự thay đổi tần số phù hợp với chuyển động của một hành tinh gần hệ Mặt trời.

Nhà nghiên cứu Sofia Sheikh từ Đại học Penn State, người đứng đầu phân tích tín hiệu cho Breakthrough Listen, cho biết: “Đây là tín hiệu thú vị nhất mà chúng tôi tìm thấy trong dự án Breakthrough Listen bởi chưa có tín hiệu nào vượt qua nó”.

Lần gần nhất một tín hiệu ngoài vũ trụ khiến các nhà khoa học nghĩ đến “mối liên lạc” với người ngoài hành tinh là vào năm 1977. Đó là một tín hiệu vô tuyến hẹp kéo dài 72 giây và được ghi nhận bởi Đài quan sát vô tuyến Big Ear ở Ohio. Tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của nó.

Theo các nhà khoa học, một thách thức cố hữu trong việc tìm kiếm thông tin liên lạc với người ngoài hành tinh là không ai biết họ có thể liên lạc bằng cách nào và không ai biết tất cả các nguồn sóng vô tuyến tự nhiên tiềm năng trong vũ trụ.

proxima_b.jpg
Hình ảnh giả lập hành tinh Proxima b xoay quanh Proxima Centauri - ngôi sao gần hệ Mặt trời nhất - Ảnh: ESO

Proxima Centauri có ít nhất 2 hành tinh xoay quanh. Một trong số đó là Proxima b, có địa hình đất đá và lớn hơn Trái đất khoảng 17%. Tháng 8.2016, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam đã công bố phát hiện Proxima b, một hành tinh có thể sống được gần giống Trái đất.

Nhiệt độ cân bằng của Proxima b nằm trong phạm vi mà nước có thể tồn tại ở trạng thái lỏng trên bề mặt hành tinh. Mặc dù với nhiệt độ phù hợp như thế của Proxima b, các điều kiện trên bề mặt có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tia cực tím và bức xạ tia X từ ngôi sao do quỹ đạo gần của nó - vượt xa cường độ mà Trái đất hứng chịu từ Mặt trời.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện sóng vô tuyến bí ẩn từ ngôi sao gần Mặt trời nhất