Theo tạp chí Optica, với sự giúp đỡ của loại công nghệ "áo choàng" vừa được phát triển, các nhà khoa học đã có thể che giấu một vật thể để không ai có thể phát hiện được.

Phát triển công nghệ chống nghe lén thông tin truyền qua cáp quang

Vũ Trung Hương | 03/07/2018, 05:43

Theo tạp chí Optica, với sự giúp đỡ của loại công nghệ "áo choàng" vừa được phát triển, các nhà khoa học đã có thể che giấu một vật thể để không ai có thể phát hiện được.

Để đạt được điều này, "áo choàng" đó hoàn toàn phục hồi biên độ và pha của bức xạ đa tần số sau khi bức xạ đi qua vật thể. Thành tựu này hiện chưa thể được sử dụng để tạo ra loại quần áo vô hình cho con người, nhưng có thể được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông - ví dụ như để bảo vệ dữ liệu được truyền qua cáp quang khỏi bị nghe trộm.

Trong những năm gần đây, khoa học đã phát triển được một số cách để hoàn toàn che giấu các đối tượng khỏi bức xạ chiếu vào chúng. Muốn vậy, cần làm sao để tất cả các đặc điểm của sóng không thay đổi sau khi đi qua vật thể. Các kỹ thuật hiện tại chỉ có thể ẩn các đối tượng đối với bức xạ của một bước sóng hoặc trong một phạm vi hẹp. Tuy nhiên, chỉ có ánh sáng laser mới có các tính chất như vậy và tất cả các nguồn tự nhiên, ví dụ, Mặt Trời, lại phát ra các sóng tần số khác nhau khiến các phương pháp hiện tại không thể che giấu các vật thể.

Trong công trình nghiên cứu mới, các tác giả mô tả một phương pháp khác, được gọi là "áo choàng tàng hình quang phổ". Nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên thực tế là trước khi ánh sáng truyền qua vật thể cần được che giấu, năng lượng của một số bước sóng được chuyển có chọn lọc sang các bước sóng khác.

Sau khi sóng đi qua vật thể, thiết bị phục hồi các thông số ban đầu của sóng, vì thế các máy dò đo lường các thuộc tính của sóng, sau khi tương tác với đối tượng không thể phát hiện ra những thay đổi cứ như thể sóng không gặp vật thể gì để tương tác.

Nhà nghiên cứu José Asanya từ Viện nghiên cứu quốc gia Canada giải thích rằng, các nhà khoa học đã thành công trong việc làm cho đối tượng trở nên hoàn toàn vô hình đối với người quan sát bằng ánh sáng băng thông rộng thực tế, cho phép ánh sáng xuyên qua vật thể mà không bị biến dạng đáng kể. Thực sự cứ như là không có vật thể nào vậy.

Phương pháp mới hoạt động bằng cách phân phối lại năng lượng của ánh sáng thành những bước sóng, trong đó vật thể trở nên trong suốt. Ví dụ, thủy tinh màu xanh phản chiếu ánh sáng xanh, nhưng lại cho ánh sáng màu đỏ đi qua. Với công nghệ mới, trước khi tương tác, có thể làm cho tất cả ánh sáng màu xanh trở thành ánh sáng màu đỏ và sau khiđi qua đối tượng, ánh sáng lại trở về tỷ lệ màu gốc ban đầu.

Các tác giả của công trình đã chứng minh hiệu quả của phương pháp bằng cách sử dụng một bộ lọc quang học - một thiết bị hấp thụ ánh sáng thuộc một số bước sóng nhất định và cho các bước sóng khác đi qua. Trong cuộc trình diễn đầu tiên, đối tượng được chiếu sáng chỉ từ một phía, nhưng phương pháp này về mặt lý thuyết có thể áp dụng cho các trường hợp ánh sáng chiếu từ mọi phía cùng một lúc, để làm cho vật thể 3 chiều cũng trở nên vô hình.

Hiện tại, công nghệ này chưa phù hợp để tạo ra áo choàng vô hình cho con người, nhưng đã có thể ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông. Ví dụ, công nghệ đó có thể bảo vệ tín hiệu trong kênh liên lạc qua sợi quang khỏi bị nghe lén. Tiếp theo, các nhà sáng chế đang lên kế hoạch để tạo ra một hệ thống che giấu các vật thể khỏi ánh sáng, từ bất kỳ hướng nào cũng tìm thêm các ứng dụng thực tế cho công nghệ đã phát triển.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển công nghệ chống nghe lén thông tin truyền qua cáp quang