Trừng phạt thương mại Philippines sẽ là biện pháp khả dĩ Trung Quốc có thể dùng sau khi Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, Philippines đã sẵn sàng để chống đỡ đòn trả đũa này nếu nó xảy ra.

Philippines sẵn sàng đón đòn trả đũa kinh tế từ Trung Quốc

Cẩm Bình | 16/07/2016, 07:52

Trừng phạt thương mại Philippines sẽ là biện pháp khả dĩ Trung Quốc có thể dùng sau khi Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, Philippines đã sẵn sàng để chống đỡ đòn trả đũa này nếu nó xảy ra.

Chủ yếu là trừng phạt thương mại

Theo Cơ quan Thống kê Philippines, với giá trị thương mại song phương đạt đến 1,73 tỉUSD vào tháng 4.2016, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines.Ngoài ra, 10,6% hàng hóa xuất khẩu của Philippines đến Trung Quốc và 25% hàng hóa nhập khẩu của Philippines là hàng Trung Quốc.

Sau khi Tòa Trọngtài công bố phán quyết vềvụ kiện giữa Philippines vàTrung Quốc với kết luậnyêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, ông Emilio Neri Jr, nhà kinh tế hàng đầu của ngân hàng Philippines, đánh giá việcTrung Quốc tiến hành trả đũa kinh tế đối với Philippineslà khả năngcó thể xảy ra.

Theo ông, ngành sản xuất vật liệu thô và chất bán dẫn, các ngành có nguồn đầu vào chủ yếu nhập từ Trung Quốc, sẽ là một trong những ngànhbị ảnh hưởng nhiều nhất.Ngoài ra, xuất khẩu chuối cũng sẽ bị tác động xấu.

Trung Quốc có thể lặp lại chiêuhạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines bằng cách áp dụng các quy định về vệ sinh nghiêm ngặt như năm 2012.Việc hạn chế này sau đó đã được dỡ bỏ một phần nhờ nỗ lực đàm phán của Philippines.

Thâm Quyến hủy chuối nhập khẩu từ Philippines năm 2012

Sergio Ortiz-Luis, Chủ tịch Liên đoàn các nhà xuất khẩu Philippines (Philexport), cho biết: "Phần lớn chuối chúng tôi xuất khẩu là chuối loại C, loại chỉ tiêu thụ được trong nội địa và chỉ có Trung Quốc cho nhập khẩu. Vào thời điểm Trung Quốc hạn chế nhập khẩu, chúng tôi đã bị một cú giảm mạnh khi đang tăng trưởng dương 20-50% bỗng rớt xuống tăng trưởng âm. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã phục hồi tình hình xuất khẩu như trước năm 2012”.

Ngoài thương mại, các nhà phân tích đã xem xét kỹlưỡng các kênh kinh tế khác, tuy nhiênkết quả cho thấy việc Trung Quốc dùng cáckênh này để trả đũa Philippines là rất hạn chế.

Theo Ngân hàng Trung ương Philippines, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc chỉ chiếm 0,97% (37 triệu USD) trong tổng số FDI vào Philippines.Còn về đầu tư gián tiếp (FPI), chỉ có 1,46 triệu USD đếntừ Trung Quốc trong năm 2009,chiếm 1,87% tổng số FPI.

Ông Neri nhận xét: “Có thể có những dòng vốn là Trung Quốc thông qua Hồng Kông đầu tư vào Philippines và chúng tôikhó thống kê được nguồn này. Nhưng nhìn chung thì mức đầu tư này của Trung Quốc vào thời điểm này là tạm ổn”.

Ngoài ra, trong tổng số kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thuê ngoài kinh doanh (BPO) và công nghệ thông tin năm 2013 của Philippines, Trung Quốc đóng góp 6 triệu USD vàchiếm chỉ có 0.004%.

Giải thích về điều này, ông Genny Marcial, Giám đốc bộ phận đối nội Hiệp hội IT-BPO Philippines, cho biết: “Giữa chúng tôi và Trung Quốc đúng là có quan hệ làm ăn rất đáng kể. Nhưng Trung Quốc lại có riêng ngành dịch vụ BPO của mình và chỉ chuyên phục vụ cho khách Trung Quốc, còn khách hàng của ngành BPO Philippines chủ yếu là người Mỹ”.

Ngân hàng Trung ương Philippines còn cho biết, trong tháng 4.2016, đã có khoảng 2.000 người Philippines chuyển 45,31 triệu USD tiền mặt sang cho đối tác kinh tế bên Trung Quốc, chiếm 0,52% tổng số tiền mặt chuyển ra nướcngoài.

Tuy nhiên, theo ông Eduardo Araral, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công Lee Kwan Yew (Đại họcQuốc gia Singapore), sau phán quyết của Tòa Trọng tài, chủ nghĩa dân tộc sẽ nổi lên ở Trung Quốcvà quan hệ làm ăn giữa người dân 2 nước sẽ bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, ngành du lịch của Philippines cũng sẽ bị tác động. Theo số liệu của Philippines, trong tháng 5.2016 đã có 285.348 du khách Trung Quốc đến Philippines, đứng thứ 11 trong xếp hạng du khách các nước.

Ngành du lịch Philippines cũng có thể bị tác động từ Trung Quốc - Ảnh:palawanresortshotels.com

Vẫn đang xem xét khả năng khai thác dầu khí tại Biển Đông

Mặc dù nhận được phán quyết có lợi từ Tòa Trọng tài nhưng việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông vẫn đang phải được Philippines cân nhắc kỹcàng trước khi thực hiện.

Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Năng lượng Philippines đều đã lên tiếng khẳng định chính quyền Manila cần thời gian đánh giá và nghiên cứu khả năng khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông.Bộ Ngoại giao nước này cũng đang xem xét kỹtác động của phán quyết đếncác cơ quan trong chính phủ Philippines.

Về phía các nhà phân tích, một số đang xem phán quyết là một cơ hội để thắt chặt quan hệ với Trung Quốc chứ không phải cắt đứt quan hệ.

Ông Araral nói:“Chúng ta có thể nắm bắt cơ hội này để tăng cường đầu tư với Trung Quốc về du lịch, gia công sản phẩm và đầu tư cơ sở hạ tầng”. Ông Neri cũng khẳng định:“Chính quyền của ông Duterte sau phán quyết cũng đã lên tiếng đề nghị hòa giải và mong muốn đàm phán”.

Cẩm Bình (theo philstar.com)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines sẵn sàng đón đòn trả đũa kinh tế từ Trung Quốc