Vào ngày 3.7, lúc 20 giờ, lần đầu tiên, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ diễn ra một chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày bác ra đi tìm đường cứu nước và 40 năm thành phố mang tên Bác với chủ đề “TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người”.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Tưng bừng với chương trình 40 năm rạng rỡ tên Người

DDVN | 01/07/2016, 10:39

Vào ngày 3.7, lúc 20 giờ, lần đầu tiên, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ diễn ra một chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày bác ra đi tìm đường cứu nước và 40 năm thành phố mang tên Bác với chủ đề “TP.HCM - 40 năm rạng rỡ tên Người”.

Bến Nhà Rồng và "Người đi tìm hình của nước"

Ngày ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước của các bậc tiền bối nhưng sớm nhận ra rằng, con đường do lớp đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Người đã từng nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái - đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Rồi từ đó, Người nung nấu quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Đi bộ từ Phan Thiết, vượt qua hàng ngàn khó khăn và nhiều khi lả đi vì đói, vì mệt, vì khát để tới được Sài Gòn. Ngày 5.6.1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Người (lúc ấy lấy tên là Nguyễn VănBa) đã lên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche - Tréville với hai bàn tay trắng và khát vọng cháy bỏng tìm “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Người chấp nhận làm bồi tàu lênh đênh trên biển “để đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi những đất tự do, những trời nô lệ”.

Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Đồng thời, mở rộng cánh cửa đưa Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới và cuộc đấu tranh của nhân dân trở thành một bộ phận đấu tranh của nhân loại, tiến bộ vì hòa bình và những giá trị nhân đạo. Dấu mốc lịch sử ngày đó đã làm nên sự vàng son cho Tổ quốc và mãi mãi nằm trong tâm thức của hàng triệu trái tim Việt Nam. Hơn 65 năm sau, khi chiến tranh qua đi, người dân Nam bộ đã đồng lòng đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Bến cảng Nhà Rồng trở thành một địa điểm lịch sử và đáng quý trọng trong lòngngười dân thành phố nói riêng và người dân cả nước nói chung. Không những thế, Thành phố Hồ Chí Minh còn vươn vai và phát triển, trở thành Hòn ngọc Viễn Đông rực rỡ, đầy hội nhập.

Tự hào thành phốmang tên Người

Trong niềm vui hân hoan cùng sự đổi mới trên khắp cả nước, lần đầu tiên, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ diễn ra chương trình Kỷ niệm 105 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước và 40 năm Thành phố mang tên Bác với chủ đề “TP.Hồ Chí Minh - 40 năm rạng rỡ tên Người” vào ngày 3.7, lúc 20 giờ. Đây là thông điệp vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam cũng như đối với bạn bè quốc tế về những dòng cảm xúc trải dài suốt những năm tháng lịch sử, là sự tôn vinh công lao to lớn của vị Cha già kính yêu của dân tộc. Chương trình cũng như một bài học nhắc nhở mỗi người con Việt Nam luôn nhớ rằng: chúng ta đang sống trong một xã hội tự do, cơm no áo ấm, dân chủ công bằng và văn minh là nhờ có công lao vĩ đại của Bác Hồ kính yêu cũng như sự hy sinh của bao thế hệ cha ông đi trước.

Gồm nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ phục vụ khán giả, đêm nhạc hội hoànhtráng sẽ có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng: Võ Hạ Trâm, Kasim Hoàng Vũ, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Phương Thanh, Giai điệu Xanh, Hồ Trung Dũng, Hồ Ngọc Hà… cùng nhiều ca khúc lịch sử khắc sâu vào lòng người như Dấu chân phía trước, LK Bác đang cùng chúng cháu hành quân - Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Thành phố mùa xuân... Mạch chương trình là dòng chảy thời gian xuyên suốt từ cách đây hơn 100 năm, Sài Gòn xưa vẫn là một vùng đất trù phú, thân thiện, nơi mà ai đã đến rồi cũng nặng tình không muốn xa.

Đến Thành phố Hồ Chí Minh tự tin bước vào tương lai với nhiệm vụ của thế hệ ngày mai là không ngừng học tập để xây dựng, phát triển đất nước ngày một phồn vinh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Chương trình được thực hiện dưới sự tài trợ lớn của Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế City - Khu y tế Hoa Lâm Shangri-la và do Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên cùng Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đồng tổ chức. Ngoài ra, chương trình phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, sẽ được truyền hình trực tiếp trên hệ thống kênh HTV9, HTV1, HTV4 và một số đài truyền hình khác.

Kim Huyên/Duyên dáng Việt Nam

Chương trình trân trọng cảm ơn:

-Công ty CP Tôn Đông Á

-Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế City - Khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangrila.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Tưng bừng với chương trình 40 năm rạng rỡ tên Người