La Hồ là thiên đường hàng giả vô cùng đa dạng tại Trung Quốc. Từ đồng hồ, túi xách giả hàng hiệu, cho đến hóa thạch cổ, thậm chí ngay cả những chó giả làm sư tử trong sở thú để đánh lừa khách xem

Phố hàng giả ở Trung Quốc: Từ hóa thạch giả đến... sư tử giả

Một Thế Giới | 13/03/2015, 14:46

La Hồ là thiên đường hàng giả vô cùng đa dạng tại Trung Quốc. Từ đồng hồ, túi xách giả hàng hiệu, cho đến hóa thạch cổ, thậm chí ngay cả những chó giả làm sư tử trong sở thú để đánh lừa khách xem

Người dân Trung Quốc thường lui tới La Hồ , nơi được coi là “thiên đường hàng giả cao cấp” để sắm cho mình những mặt hàng gắn thương hiệu như thật: Louis Vuitton hoặc Chanel.
Những chiếc túi xách này có kiểu dáng rất giống túi của Louis Vuitton và nếu không phải là người sành thì rất khó phát hiện.
Thêm vào đó, những chiếc túi xách hàng hiệu Chanel chỉ có giá vài trăm Nhân dân tệ, còn những chiếc đồng hồ Rolex có giá vài trăm USD.
Chưa dừng lại ở những chiếc túi xách và những chiếc đồng hồ, gian thương Trung Quốc còn rất khéo léo và tài tình trong việc “nhái” hóa thạch cổ, xương khủng long rất có giá trị và rất khó tìm thấy.
Pho-hang-gia-o-Trung-Quoc-tu-hoa-thach-gia-den-su-tu-gia-hinh-anh-1
 Các loại xương cóc, xương gà, thạch cao và đá được dùng để làm thành hóa thạch thằn lằn,
họ cũng dùng hộp sọ chó để làm giả đầu hổ.
Năm 1970, thị trường hóa thạch Trung Quốc đã bắt đầu phát triển, hóa thạch khủng giác được đào lên và được bán trên toàn quốc. Khi nó bắt đầu cạn kiệt, người dân Trung Quốc đã lên ý tưởng tự tạo ra nó. Và từ đó, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hóa thạch giả lớn nhất trên hành tinh này.
Điển hình là câu chuyện một hóa thạch chuột giả được làm từ một con cá bị vôi hóa. Nó được bán trên eBay với giá hơn 3.000 USD. Không chỉ vậy, họ dùng xương cóc, xương gà, thạch cao và đá để làm thành hóa thạch thằn lằn, họ dùng hộp sọ chó để làm giả đầu hổ.
Gần đây, người dân Trung Quốc còn hưởng ứng việc làm giả chứng minh thư, giấy phép, bằng lái xe… Từ năm 2010, cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện nhiều giấy phép lái xe, giấy chứng minh thư nhân dân giả, chất lượng cao.
Những mặt hàng giả này rất tinh vi, trên thực tế, chúng không chỉ đánh lừa được cán bộ thực thi pháp luật mà còn lừa được cả những chiếc máy đọc mã vạch. Tất cả những giấy tờ giả này đều có nguồn gốc từ một công ty ở Nam Kinh, Trung Quốc.
Thuốc lá giả cũng là một trong những mặt hàng được Trung Quốc sản xuất và đem bán nhiều. Người Trung Quốc hút gần 2,2 nghìn tỷ điếu thuốc lá mỗi năm. Thuốc lá Marlboro nhái được dân Trung Quốc ưa chuộng nhất, thêm vào đó là những thương hiệu khác đã được Trung Quốc xuất khẩu trên thế giới.
Pho-hang-gia-o-Trung-Quoc-tu-hoa-thach-gia-den-su-tu-gia-hinh-anh-2
 Thuốc lá giả cũng là một trong những mặt hàng được Trung Quốc sản xuất và đem bán nhiều
Hiện nay, có khoảng 400 tỷ điếu thuốc giả được sản xuất tại Trung Quốc, số lượng này đủ để cung cấp cho mỗi người Mỹ hút thuốc lá với 460 gói Marlboro, Newports và Benson & Hedges nhái.
Người dân Trung Quốc hiện nay còn mạnh dạn đi tới thành lập các chuỗi cửa hàng nhái. Cho đến nay, giới chức Trung Quốc đã phát hiện có tổng cộng 22 cửa hàng Apple giả hoạt động trên khắp cả nước.
Hãng thiết bị điện tử khổng lồ Nhật Bản NEC cũng được người dân Trung Quốc đặc biệt quan tâm với nhiều sản phẩm máy tính giả có gắn logo của NEC.
NEC nhái có một mạng lưới gồm hơn 50 nhà máy trên khắp Trung Quốc và Đài Loan, nhiều sản phẩm nhái của NEC đã nhận được bản quyền, thậm chí nó còn được tìm thấy trong các cửa hàng của các nhà bán lẻ lớn như máy nghe nhạc MP3 và hệ thống giải trí.
NEC chính hiệu cũng đã từng thừa nhận những “sản phẩm nhái” có chất lượng khá tốt.
Qua con số thống kê sơ bộ cho thấy, Trung Quốc là nước có lượng hàng giả chiếm “ưu thế” nhất trên thế giới, là trung tâm sản xuất, tiêu thụ và vận chuyển hàng giả đi khắp thế giới, đặc biệt là châu Âu – thị trường tiêu thụ nhiều hàng giả lớn nhất.
Trên thế giới hiện nay khi nói đến hàng giả, hàng nhái, người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc. Tuy vậy, thực tế đôi khi vượt quá sức tưởng tượng. Báo chí Trung Quốc đã từng đưa tin rằng một sở thú ở Trung Quốc đã lấy chó giả làm sư tử để đánh lừa khách xem.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được vấn đề về các cửa hàng, trung tâm bất hợp pháp. Năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã tiến hành bắt giữ hàng ngàn cửa hàng hàng giả và đóng cửa nhiều nhà máy, tiếp theo đó là một nỗ lực tương tự trong năm 2012. Tuy nhiên, các gian thương dường như luôn đi trước một bước, vì vậy, mọi nỗ lực thực thi của chính phủ trung ương đều bị lu mờ.
Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phố hàng giả ở Trung Quốc: Từ hóa thạch giả đến... sư tử giả