Tại hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh các trường cao đẳng, trung cấp nghề muốn phát triển thì ngoài việc tự chủ, bám sát vào doanh nghiệp thì không còn cách nào khác để vươn lên.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Các trường cao đẳng, trung cấp muốn phát triển thì phải tự chủ

Hải Yến | 17/01/2017, 11:25

Tại hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh các trường cao đẳng, trung cấp nghề muốn phát triển thì ngoài việc tự chủ, bám sát vào doanh nghiệp thì không còn cách nào khác để vươn lên.

Chia sẻ tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những công việc đã được Bộ LĐTB-XH triển khai ngay sau khi được giao quản lývề giáo dục nghề nghiệp với quyết tâm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề. Phó thủ tướng nhấn mạnh, việc chuyển chức năng quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ LĐTB-XH phải theo hướng ổn định và thuận lợi hơn cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Phó thủ tướng khẳng định, tự chủ là chủ trương chung của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc các trường cao đẳng, trung cấp nghề rời khỏi Bộ GD-ĐT chuyển sang Bộ LĐ-TB-XH quản lý là sự thuận lợi vượt bậc trong việc tuyển sinh, khẳng định chất lượng ở môi trường đào tạo. Tuy nhiên việc phát triển như thế nào, chính là câu hỏi mà hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp băn khoăn.

Đặt câu hỏi làm thế nào để đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đổi mới các trường cao đẳng và trung cấp, Phó thủ tướng cho rằng, không có cách nào khác là các trường phải tự chủ trong quản lý, tự chủ trong tuyển sinh, đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục tại chính ngôi trường của mình. Thực tế cho thấy, quá trình thực hiện tự chủ đại học có rất nhiều khó khăn, sự lưỡng lự, lo lắng và cả lực cản, nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ chủ quản và các trường, đến nay chúng ta đã có hơn 16 trường đại học và 3 trường cao đẳng tự chủ, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH chủ trì hội nghị

“Chúng ta không thể để tình trạng có những trường được đầu tư hàng chục tỉđồng, xây cơ sở hoành tráng, hằng năm vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Nhà nước mà không có người học, chỉ tuyển được vài chục sinh viên”, Phó thủ tướng trao đổi.

Hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp bước đầu đã theo xu hướng quốc tế, Phó thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB-XH cần triển khai rộng các chương trình, giáo trình quốc tế, đào tạo giáo viên, đầu tư trang thiết bị…, tạo đà cho các trường tư thục, trường trọng điểm tiếp tục triển khai công việc này.

Trao đổi thêm với đại diện các trường nghề về vấn đề nguồn tuyển, Phó thủ tướng cho rằng, để thay đổi tâm lý bằng cấp cũng như tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đòi hỏi cần phải có sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cả nước, phải sửa cả luật và những văn bản liên quan. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, đào tạo liên thông có vai trò quan trọng để khắc phục tình trạng học sinh lựa chọn học phổ thông rồi lên đại học thay vì trung cấp, cao đẳng nghề.

Dẫn chứng về 200 trường cao đẳng và trung cấp nghề thuộc các tỉnh, Phó thủ tướng nhấn mạnhcác trường có thể quyết định cơ quan chủ quản là ai, tùy theo điều kiện của địa phương. Việc đào tạo của các trường nghề phải gắn chặt với các doanh nghiệp, phải được chuẩn hóa quốc tế, khung chương trình được kiểm định chất lượng.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với báo chí bên lề hội thảo

Đặt câu hỏi tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Viễn Đông cho rằng mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phải là con người - tức là nhân sự, giảng viên. Trong khi đó nhiều trường hiện "chỉ có vỏ mà không có ruột" nên câu chuyện chất lượng đào tạo còn xa vời. "Vậy công tác đào tạo giảng viên cao đẳng nghề, khi chuyển về Bộ LĐ-TB-XHthì các lãnh đạođã có kế hoạch như thế nào?", ông Hải đặt câu hỏi. Trả lời câu hỏi này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho rằng“chìa khóa” đối với đại học là đẩy mạnh nghiên cứu, thì giáo dục nghề nghiệp là phải gắn chặt với doanh nghiệp. Nhận thức này phải thực hiện triệt để, thấm sâu vào tất cả các khâu trong giáo dục nghề nghiệp, từ tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng nghề nghiệp, đến đào tạo, sử dụng lao động.

“Chúng ta cần ủng hộ, tạo điều kiện cho các trường nghề liên kết với doanh nghiệp, thậm chí có xưởng sản xuất hoạt động ngay ở trong trường nhưng tuân thủ đầy đủ các quy định của chính quyền địa phương về môi trường, công nghệ... Trong xếp hạng đại học cũng có tiêu chí là sự hài lòng của doanh nghiệp, người sử dụng lao động”, Phó thủ tướng nói.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng như các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các trường cao đẳng, trung cấp, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung khẳng định các ý kiến cũng như góp ý, đề xuất của Phó thủ tướng hoàn toàn hợp lý. Bộ LĐ-TB-XHxin tiếp thu các ý kiến nêu trên và sẽ có văn bản chỉ đạo kịp thời gửi chocác địa phương cũng như các cơ sở đào tạo để yên tâm thực hiện kế hoạch tuyển sinh đào tạo trong thời gian tới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thẳng thắn nêu ra: Khi Chính phủ thống nhất về một đầu mối và giao cho Bộ LĐ-TB-XH quảnlý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thì vẫn có ý kiến này, ý kiến kia, nhưng hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây và trao đổi một cách thẳng thắn, cởi mở, chân thành và các đơn vị phải chấp hành thực hiện đúng với chỉ đạo của Chính phủ để tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, về mô hình giáo dục nghề nghiệp là theo hướng nghiên cứu và thực hành. Trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GD-ĐTđể hoàn thiện tốt công tác giáo dục nghề nghiệp mà ngành quản lý. Đồng thời, Bộ sẽ có văn bản chỉ đạo trực tiếp gửi tới các địa phương trong việc chỉ đạo và bàn giao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ Sở GD-ĐT tại các địa phương về các Sở LĐ-TB-XH quản lý.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Các trường cao đẳng, trung cấp muốn phát triển thì phải tự chủ