Để phòng ngừa các mầm bệnh phát tán qua đường không khí, đặc biệt là coronavirus gây COVID-19 hiện nay, khuyến cáo quen thuộc là đứng cách xa người hắt hơi 2 mét (6 feet). Nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học đại học Florida (Hoa Kỳ) mới đây cho thấy khoảng cách này là không đủ an toàn.

Phòng ngừa COVID-19: Cách xa người hắt hơi 2 mét vẫn chưa đủ

10/09/2020, 16:07

Để phòng ngừa các mầm bệnh phát tán qua đường không khí, đặc biệt là coronavirus gây COVID-19 hiện nay, khuyến cáo quen thuộc là đứng cách xa người hắt hơi 2 mét (6 feet). Nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học đại học Florida (Hoa Kỳ) mới đây cho thấy khoảng cách này là không đủ an toàn.

Nghiên cứu mới cho thấy giọt bắn hắt hơi có thể đi xa hơn 2 mét. (ảnh: AJP)

Nghiên cứu do Kai Lui, nghiên cứu sinh ngành công nghệ và đồng nghiệp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo sư Sivaramakrishnan Balachandar. Họ đã thực hiện hàng trăm thí nghiệm khác nhau dựa trên một chương trình liên kết với siêu máy tính của đại học Florida. Mục đích của nhóm nghiên cứu là xác định con người cần giữ khoảng cách bao xa trong nhiều môi trường khác nhau để tránh nhiễm coronavirus.

Kết quả cho thấy, trong một số môi trường những giọt bắn nước bọt phát ra từ một người hắt hơi có thể đi xa hơn 2 mét, thậm chí là… 6,5 mét.

Thật khó để các nhà khoa học có thể phân tích mức độ bay xa của giọt bắn của mỗi cá thế, nhưng nhóm nghiên cứu có thể đánh giá được điều này bằng cách phân tích nhiều yếu tố như kích thước thường gặp của giọt bắn, tốc độ, thời gian kéo dài của hắt hơi, góc độ hắt hơi, các điều kiện môi trường như không gian, chuyển động không khí,…

Nghiên cứu về giọt bắn nước bọt bắt đầu vào năm 1887. Năm 1930, một nghiên cứu nhận thấy giọt bắn có kích thước khác nhau từ lớn đến nhỏ, nhưng các nhà khoa học lại không có công cụ để phân tích các giọt bắn nhỏ. Trong vài thập niên gần đây, nhờ công nghệ phát triển, người ta mới nghiên cứu nhiều về những giọt bắn nhỏ nhất gọi là aerosol.

Jorge Salinas, chuyên gia của đại học Florida và cựu sinh viên của giáo sư Balachandar nói: “Chúng tôi nhận thấy có một lỗ hổng lớn về kiến thức về điều này. Khoa học đã phát triển và khuyến cáo cần được cập nhật lại. Chúng ta không thể chờ đến đại dịch sắp tới để bắt đầu hiểu biết”.

Theo nghiên cứu của đại học Florida, trong khi những giọt bắn nước bọt lớn rơi xuống trong phạm vi 2 mét bởi trọng lực thì những giọt bắn nhỏ hơn sẽ lơ lửng trong không khí nhiều giờ và có thể đi từ phòng này đến phòng kia. Thậm chí theo Ahmadi Goodarz, giáo sư của đại học Clarkson ở New York chuyên về aerosol, nếu không gian nhỏ và không khí ẩm ướt, giọt bắn sẽ tồn tại lâu hơn và đi xa hơn.

Điều này có nghĩa nếu một học sinh ở cuối phòng học hắt hơi thì những học sinh khác ở đầu phòng học có thể nhiễm virus gây bệnh, hoặc trong một văn phòng làm việc có người hắt hơi thì đồng nghiệp của họ cách xa hơn 2 mét vẫn có thể lây bệnh.

Dựa trên phát hiện này nhóm nghiên cứu sẽ phát triển một công cụ online đơn giản giúp các bệnh viện, hãng hàng không, phòng hòa nhạc, công viên và những cơ sở khác có thể xác định khoảng cách nào để giữ an toàn cho những người ở đó. Theo giáo sư Balachandar, điều này sẽ giúp ích cho công chúng tốt hơn là khuyến cáo bất di bất dịch giữ khoảng cách 2 mét hiện nay, trước mắt là an toàn trong đại dịch COVID-19 và xa hơn là phòng ngừa những virus trong tương lai.

Bình Yên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng ngừa COVID-19: Cách xa người hắt hơi 2 mét vẫn chưa đủ