Bộ GD-ĐT vừa đưa ra đề án Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, trong đó có việc thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ nhất từ năm lớp 3 đã gây nhiều tranh cãi.

Phụ huynh phản ứng việc dạy tiếng Trung, tiếng Nga bậc tiểu học

Haiyen | 26/09/2016, 10:26

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra đề án Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, trong đó có việc thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ nhất từ năm lớp 3 đã gây nhiều tranh cãi.

Không nên đưa trẻ nhỏ ra làm chuột bạch như thế hệ trước đây

Trong lộ trình của đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, Bộ GD-ĐT kỳ vọng tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ 2. Bắt đầu từ năm học 2017, Bộ sẽ thí điểm việcdạy tiếng Trung Quốc và tiếng Nga, tiếng Nhật từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Còn ngoại ngữ thứ 2bao gồm: tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức.

Khi đề án đượcđưa ra, ngay lập tức đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, đa số ý kiến phụ huynh đều cho rằngviệc dạy và học ngoại ngữ là tốt, song Bộ GD-ĐT cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Trên thực tế, nhiều năm trước, tiếng Nga đã được dạy trong các trường tiểu học và THCS, tuy nhiên trongxu thế phát triển chung của thế giới, khi mà tiếng Anh chiếm ưu thế và được sử dụng rộng rãi khắp nơi thì tiếng Nga đã không còn chỗ đứng.

Chúng ta không nên đưa trẻ nhỏ ra làm chuột bạch như vàithế hệ trước đây

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, chị Quách Thị Hiệu có con đang học lớp 4 Trường tiểu học Nghĩa Tân cho hay: Tôi được biết Bộ GD-ĐT sẽ dạy tiếng Trung, tiếng Nga ở tại các trường tiểu học, tôi hoàn toàn phản đối. Lâu nay con tôi vẫn học tiếng Anh và tôi vẫn định hướng cho con học theo ngôn ngữ mà nhiềuquốc gia vẫn sử dụng. Tôi không đồng ý nhàtrường dạy tiếng Trung hay Nga vì thểđể con tôi làm "chuột bạch" cho các dự địnhkhông hợp lý này.

Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) cũng nói rằng ngoài tiếng Anh mang tính chất phổ biến như một công cụ giao tiếp quốc tế, các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Trung hay tiếng Hàn, tiếng Nhật chỉ nên coi là ngoại ngữ thứ 2tự chọn, không nênbắt buộc.

Cùng suy nghĩ ấy, thầy Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội cho rằngvề chuyên mônthầy hoàn toàn không nhất trí về việc giảng dạy cho các học sinh tiểu học tiếng Trung hoặc tiếng Nga. Ở bậc tiểu học, các em học tiếng Anh chỉ để quen và nhớ mặt chữ, giờ dạy thêm tiếng khác nữa thì sẽ không ổn với lượng kiến thức các em phải tiếp nhận. Ngoài ra, các em tiểu học chỉ cần học giỏi tiếng Việt để làm nền tảng kiến thức là tốt nhất.Như hiện tại một số trường đại học, cũng đã có khoa tiếng Trung, tiếng Nga, Hàn, Nhật. Còn việc Bộ đưa tiếng Nga, Trung vào chương trình phổ thông, thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 là hoàn toàn không hợp lý bởi áp lựcđè nặng lên trẻ con.

Cần thảo luận kỹ trước khi quyết định

Chia sẻ với phóng viên trước đó,thạc sĩ Lê Thị Lan Anh cho biết: Ngôn ngữ nào cũng quý nếu có điều kiện học, tuy nhiên phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi phương diện khi triển khai chứ không thể đem trẻ nhỏ ra làm chuột bạch như các thế hệ 7X, 8X trước đây. Thời ấy, suốt 7 năm THCS, THPT học tiếng Nga, để rồi cũng chỉ vì không được đầu tư đến nơi đến chốn, chính sách đó đã gây lãng phí thời gian, tuổi trẻ và lỡ làng cơ hội của hàng triệu người. Bộ GD-ĐT có thể áp dụng cho các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, người dân nếu được dạy tiếng Trung sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc giao thương, phát triển kinh tế. "Không phải ngẫu nhiên mà thế giới chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ quốc tế.Rõ ràng chúng ta đang sống trong thế giới phẳng mà lằn ranh giới giữa các quốc gia hầu như không còn.Như vậy, xét ở góc độ phổ rộng, tiếng Anh có quá nhiều ưu thế. Song, như quan điểm xuyên suốt của tôi từ đầu, học bất kỳ ngôn ngữ gì cũng tốt, quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo có khiến cho con trẻ Việt Nam tự tin sử dụng sau lộ trình đào tạo, hay chúng ta cứ khơi lên, cứ hô hào rồi "đầu voi đuôi chuột".

Theo PGS Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, việc dạy nhiều ngoại ngữ trong trường ở nhiều nước cũng đã thực hiện từ lâu. Nhưng ở nước ta, để triển khai được thì Bộ GD- ĐT cần có sự chuẩn bị chu đáo, tính toán kỹ lưỡng như: đội ngũ giáo viên, phương pháp dạy ra sao và địa phương nào có nhu cầu, có điều kiện thì mới triển khai. Làm sao để việc học mang tính thiết thực, thực sự có hiệu quả chứ không phải dạy cho có, sẽ rất lãng phí.

Bà Phạm Thị Yến - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) cho rằng: Dù có muốn thí điểm trong năm tới thì cũng không thể kịp được vì cần có lộ trình chuẩn bị đội ngũ giáo viên, rồi chương trình, sách giáo khoanữa. Đội ngũ giáo viên là vấn đề vô cùng quan trọng, nếu dạy không đảm bảo chất lượng thì rất nguy.

Học sinh thời nay phải gánhquá nhiều "vốn" ngoại ngữ

Giáo sư Trần Văn Nhung - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay: Học nhiều là tốt nhưng đừng lan man quá vì ngoại ngữ chỉ là công cụ cần thiết. Còn kiến thức tổng hợp và các kỹ năng đa chiều mới là điều quyết định giúp một người hội nhập quốc tế.Và Bộ GD-ĐT nên ghi nhận cho, thi gì thì thi, học gì thì học, nhưng cần chú trọng ba môn văn, toán và tiếng Anh. Vì toán tạo khung tư duy logic, hệ thống cho mọi khoa học. Văn học là nhân học, dạy cách ăn nói, dạy làm người và chung sống. Tiếng Anh để giao tiếp, làm ăn với thế giới hội nhập đầy thách thức ngày nay.

Giai đoạn 2016-2020, Đề án ngoại ngữ quốc gia dự định xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12. Theo Bộ, việc này nhằm đảm bảo cho người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành. Gần mấy chục năm qua, học sinh đã học mônngoại ngữ duy nhất là tiếng Anh 12 năm ở trường phổ thông nhưng đến kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2015, thì gần 90% trượt tốt nghiệp môn tiếng Anh. Đến năm nay, tỷ lệ trượt tiếng Anh vẫn ở mức 88,25%.

Từ thực tế này, Bộ GD-ĐTcần cân nhắc thật kỹ lưỡng việcđưa ra những đề án phù hợp, chính xác và có lộ trình để các học sinh, giáo viên và bậc phụ huynh nắm rõ được vấn đề.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ huynh phản ứng việc dạy tiếng Trung, tiếng Nga bậc tiểu học