Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, tại phiên phúc thẩm lần này vẫn còn những vấn đề chưa được làm rõ, cần phải tiếp tục điều tra, xác minh đúng bản chất từng tình tiết trong vụ án nhằm xử lý toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội... VKS Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM kiến nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại.
VKSchỉ ra hàng loạt sai phạm của Bộ Y tế
Trong phần xét hỏi sáng nay (20.10), Hội đồng xét xử tiếp tục mời diện của Bộ Công Thương và Bộ Y tế để lấy lời khainhằm làm rõ các vấn đề có liên quan của 2 Bộ này trongviệc kiểm định, cấp phép, nhập khẩu lô thuốc H- Capita 500mg Caplet. Tuy nhiên chỉ có đại diện của Bộ Công Thương tham gia;còn đại đại diện Bộ Y tế đã không có mặt. Trong phiên tòa hôm qua, đại diện Bộ Y tế đã có mặt nhưng không trả lời được bất kỳ câu hỏi nào của đại diện VKSmà chỉ ghi nhận và hứa sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế có văn bản trả lời sau.
Điểm đáng chú ý trong phiên xử này, bị cáo Võ Mạnh Cường-nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C đã cung cấp cho Hội đồng xét xử một tài liệu rất bất lợi cho Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Tài liệu mà bị cáo Cường cung cấp cho Hội đồng xét xử làgiấy phép hoạt động của tại Việt Nam của Công ty Helix (Canada) do Cục Quản lý dược cấp có thời hạn 5 năm từ ngày18.6.2014 (tức trước thời điểm khởi tố vụ này). Như vậy theo lý giải của bị cáo Cường, Công ty Helix là công ty có thật, chứ không phải một công ty ma, không có thật như cáo trạng nêu.
“Nếu Công ty Helix không có thật sao được Cục Quản lý dược cấp phép hoạt động tại Việt Nam, và có thời hạn đến năm 2019”, bị cáo Cường nói.
Ngay sau đó, đại diện VKSđã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Cục Quản lý dược. Theo vị đại diện VKS,việc thành lập Hội đồng giám định lô thuốc H- Capita 500mg Caplet với thành phần 10 người của Bộ Y tế do ông Đỗ Văn Đông – Phó cục trưởng Cục Quản lý dược làm chủ tịch Hội đồng và một số thành viên khác là cán bộ của Cục nàylà chưa đảm bảo khách quan.
Cục Quản lý dược là đơn vị cấp phép nhập khẩu, quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm là đối tượng cần xem xét trong vụ án này nhưng lại giám định chuyên môn lô hàng do chính mình cấp phép.
Mặc khác, Cục Quản lý dược đã tham gia tố tụng với tư cách là người phát hiện, tố giác tội phạm nhưng sau đó lại tham gia giám định tư pháp với chính lô hàng mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Bên cạnh đó, kết luận giám định số 31/ KLGĐ – BYT ngày 22.4.2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế có nhiều mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Phân tích của vị đại diện VKScho thấy kết quả giám định thuốc H- Capita 500mg Caplet là thuốc kém chất lượng là không chính xác.
Đại diện Bộ Công Thương trả lời các câu hỏi của luật sư đặt ra tại phiên tòa sáng nay (20.10)
“Theo Khoản 24, Điều 2của Luật dược 2005 quy định thuốc giả là sản phẩm dược được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo thuộc 1 trong những trường hợp sau: không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn và mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở ản xuất khác”, vị đại diện VKSlý giải.
“Cần điều tra làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm và các hành vi khác của tổ thẩm định, những người tham gia ở Cục Quản lý dược, lãnh đạo Cục Quản lý dược để xử lý theo pháp luật mới thỏa đáng”, vị đại diện VKSnhấn mạnh.
Đề nghị hủy án sơ thẩm
Theo đại diện VKStrong vụ án này, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường cùng bạc bạc từ việc xây dựng hồ sơ đến việc nhập và tiêu thụ lô thuốc H- Capita 500mg Caplet có nhãn mác do Công ty Helix sản xuất, Cường đã cung cấp một loạt giấy chứng nhận giả xuất xứ lô thuốc này. Sau đó Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo cấp dưới làm giả một loạt giấy tờ phía Việt Nam.
“Như vậy, các bị cáo biết rõ làm và sử dụng các giấy tờ giả, con dấu giả để nộp Cục Quản lý dược được cấp giấy phép nhập khẩu. Hành vi trên có có giấy hiệu làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên vấn đề này cấp sơ thẩm chưa điều tra, truy tố xét xử các bị cáo trên là bỏ lọt tội phạm”, vị đại diện VKS nói.
Riêng với 3 bị cáo Bùi Ngọc Duy, Phạm Anh Kiệt và Lê Vũ Thu Phương,đại diện VKS cho rằng cấp sơ thẩm xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức cũng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Toàn bộ hồ sơ nhập khẩu và làm giả hồ sơ kỹ thuật của VN Pharma cũng như mục đích phạm tội của bị cáo Hùng và Cường thì cả 3 bị cáo trên đều biết rõ, trong đó Duy còn giả chữ ký của giám đốc và dược sĩ Công ty Helix. Trong khi đó, Kiệt không phải là người của Công ty Austin Hồng Kông nhưng vẫn ngang nhiên sử dụng con dấu và chữ ký của những người có trách nhiệm ở công ty này vào nhiều giấy tờ để cung cấp cho Nguyễn Mạnh Hùng.
Riêng bị cáo Lê Thị Vũ Phương – nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần VN đã nhiều lần ký chuyển tiền ra nước ngoài và tiền hoa hồng cho bác sĩ nên đại diện VKS nhận định bị cáo Phương tham gia từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối.
Ngoài ra VKS cũng đề nghị làm rõ số tiền chi hoa hồng 7,5 tỉ đồng cho bác sĩ là chi cho lô thuốc nào; đồng thời làm rõ 7 bộ hồ sơ thuốc khác lấy tên Công ty Helix (Canada).
Từ những nhận định trên, đại diện VKS cho rằng tại phiên phúc thẩm lần này vẫn còn những vấn đề chưa được làm rõ, cần phải tiếp tục điều tra, xác minh đúng bản chất từng tình tiết trong vụ án này nhằm xử lý toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Đối với các kháng cáo của những bị cáo, đại diện VKS cho biết vụ án chưa được điều tra toàn diện, cần phải hủy án điều tra lại nên chưa có căn cứ để xem xét.
“VKS Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm CKhoản 2 Điều 248 và Khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện trưởng VKS Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy toàn bộ bán án sơ thẩm ngày 25.8.2017”, vị đại diện VKS đề nghị.
Hồ Quang