Ông Suttisak Wilanun – PGĐ Điều hành Reed Tradex cho biết ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2016 với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam đứng thứ 2 trong top 3 quốc gia có chỉ số PMI đứng đầu trong khu vực ASEAN.

PMI của ngành sản xuất Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN

Thu Anh | 01/08/2017, 21:43

Ông Suttisak Wilanun – PGĐ Điều hành Reed Tradex cho biết ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2016 với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam đứng thứ 2 trong top 3 quốc gia có chỉ số PMI đứng đầu trong khu vực ASEAN.

Giải thích về kết quả này trong chương trình “Đối thoại giữa nhà sản xuất Công nghiệp hỗ trợ” do Diễn đàn NEPCON Việt Nam 2017 tổ chức vào chiều 1.8 tại Hà Nội, Ông Suttisak Wilanun – PGĐ Điều hành Reed Tradex cho biết kết quả này có được do điều kiện kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện sau khi có lượng tăng đáng kể các đơn hàng, sản lượng và việc làm cho người lao động.

“Chính sự tăng trưởng mạnh mẽ đã làm tăng triển vọng cho sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với lượng xuất khẩu và dòng chảy liên tục của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng, các công ty ở Việt Nam có thể mở rộng mạng lưới và đảm bảo công việc mới góp phần gia tăng thu nhập và ổn định tình hình tài chính quốc gia”, ông Suttisak Wilanun nhấn mạnh.

Theo ông Suttisak Wilanun, ngành công nghiệp điện tử là ngành đạt hiệu suất nổi bật nhất tại thời điểm hiện nay với các tập đoàn điện tử khổng lồ bao gồm Intel, Panasonic, Microsoft… đã thành lập chi nhánh tại Việt Nam trong khi các doanh nghiệp địa phương vẫn tiếp tục đảm bảo các đơn hàng mới.

Ông Suttisak Wilanun – PGĐ Điều hành Reed Tradex- Ảnh: Thu Anh

Ấn Độ đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam

Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), trong nước, các mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử (năm 2016) có giá trị xuất khẩu lên tới 18,5 tỉ USD, tăng trưởng 18,4%; giá trị nhập khẩu chiếm 27,7 tỉ USD, tăng 20,1%.

Ngoài ra, mặt hàng điện thoại và linh kiện cũng có giá trị xuất khẩu tăng 14,4%. Cũng trong năm 2016, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử sang Trung Quốc nhiều nhất (chiếm 21,4%), ít nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm 3,5%). Về điện thoại và linh kiện điện tử có tỉ lệ xuất sang EU khá cao (32,1%).

Phân tích thêm về tình hình ngành điện tử trong nước, ông Lưu Hoàng Long – Chủ tịch VEIA cho biết tính đến hết năm 2016, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn giữ vị trí đứng đầu các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ở Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 34,3 tỉ USD, khối doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỉ trọng chi phối với 34,2 tỉ USD, chiếm đến 98% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

Ông Lưu Hoàng Long – Chủ tịch VEIA - Ảnh: Thu Anh

“Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện luôn giữ vị trí xuất khẩu quán quân trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, Ấn Độ đang và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài bởi Ấn Độ đang áp dụng cơ chế 2 cấp ưu đãi: Trung ương và tiểu bang, có lợi thế về lao động có mức lương nhân công thấp, chỉ bằng khoảng 50% so với lương lao động của Việt Nam”, ông Long nhận định.

Được biết, các công ty điện tử, CNTT lớn nhất thế giới vẫn thuộc về Apple, Samsung, Foxcomn… và hiện nay, các công ty đa quốc gia của Trung Quốc, Đài Loan đang mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu.

Về tiền lương tiêu chuẩn/tháng của người lao động khối sản xuất Châu Á (2015- 2016), Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 1 khi lương kỹ sư (3.248 USD/tháng), trong khi đó Việt Nam xếp thứ 11 với lương của kỹ sư là 346 USD/tháng. “Như vậy, Việt Nam vẫn đang còn năng lực cạnh tranh về nhân công giá rẻ”, ông Long nhấn mạnh.

Đưa ra hướng giải pháp cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các chuyên gia cùng chung quan điểm khi cho rằng trong thời kỳ công nghệ và sự kết nối phát triển theo hướng công nghiệp 4.0, có cơ hội mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong nhiều khu vực khác nhau như IoT (Internet kết nối vạn vật), điện toán đám mây, mạng 5G, số hóa các ngành công nghiệp… Đặc biệt, các ngành công nghiệp khác nhau phải cùng nhau xây dựng hướng phát triển mới và cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Thu Anh
Bài liên quan
TP.HCM thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PMI của ngành sản xuất Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN