Hiện nay, Việt Nam chỉ có 16% doanh nghiệp chế biến chế tạo, còn lại chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, xây dựng, bất động sản. Bất động sản còn xếp thứ 2 về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2017.

Quá nhiều doanh nghiệp 'lao đầu' vào bất động sản

Phan Diệu | 20/05/2017, 12:17

Hiện nay, Việt Nam chỉ có 16% doanh nghiệp chế biến chế tạo, còn lại chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, xây dựng, bất động sản. Bất động sản còn xếp thứ 2 về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2017.

Quá nhiều doanh nghiệp bất động sản

Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp diễn ra ngày 17.5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cung cấp số liệu là hiện nay Việt Nam chỉ có 16% doanh nghiệp chế biến chế tạo, còn lại chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, xây dựng, bất động sản.

Số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản xếp thứ 2 về số lượng doanh nghiệp thành lập mới khi có 1.391 doanh nghiệp đăng ký, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2016.

Đáng chú ý, không chỉ đứng ở nhóm đầu về số doanh nghiệp thành lập mới, bất động sản còn có làn sóng đầu tư mạnh từ ngoài ngành tham gia vào. Nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố rót vốn khủng vào bất động sản trong thời gian tới.

Đơn cử như mới đây, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn công bố sẽ rót 250 tỉ đồng vào dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng và căn hộ 20 tầng ở quận Tân Bình (TP.HCM).

Trong khi đó, lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương khẳng định đang sở hữu một quỹ đất khoảng 10ha đất ở khu công nghiệp Tân Tạo dự kiến xây nhà kho sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại có thể quỹ đất này được tận dụng làm dự án bất động sản.

Còn dự án tại quận 6 của công ty này sẽ không bán cho đối tác, dù được trả giá 550 tỉ đồng, mà dự kiến sẽ rót vốn đầu tư dự án trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp để gia tăng giá trị tài sản.

Một doanh nghiệp chuyên sản xuất giày dép như Bitis cũng cho biết sẽ đầu tư căn hộ để tận dụng quỹ đất lớn của mình ở khu Tây TP.HCM. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Bất động sản không thể làm chỗ dựa cho nền kinh tế

Miếng mồi ngon mà aicũng muốn dành

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về tình trạng nền kinh tế hiện có quá nhiều doanh nghiệp bất động sản, chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu nói rằng thị trường bất động sản đang phát triển tốt nên việc có nhiều nhà kinh doanh có uy tín, có năng lực tài chính tham gia là điều tốt. Tuy nhiên, nếu thị trường bị mở rộng quá lớn và có nhiều nhà kinh doanh bất động sản ít kinh nghiệm, năng lực tài chính thấp, không đủ uy tín sẽ làm bất lợi cho cả thị trường lẫnnền kinh tế.

“Trong quá khứ chúng ta đã thấy hoạt động kinh doanh bất động sản có rất nhiều vướng mắc do các nhà kinh doanh bất động sản làm giá, không trung thực với khách hàng, đưa ra những sản phẩm không đúng với cam kết giữa khách hàng và nhà kinh doanh bất động sản.

Do đó, việc mở rộng doanh nghiệp cần xem xét lại. Chúng ta chỉ nên cho doanh nghiệp được hoạt động nếu vốn tự có đầy đủ theo quy định. Thứ hai là phải có chuyên viên, chuyên gia làm việc với các doanh nghiệp. Thứ ba phải là doanh nghiệp tạo được thương hiệu trên thị trường.

Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản trong quá khứ đã chụp giật, mua đi bán lại để kiếm lời. Sau đó, khi thị trường bị đổ bể thì họ rút lui nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp bất động sản rất quan trọng, để tránh có quá nhiều người tham gia vào thị trường này và quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia Tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu - Ảnh: TL

Nói về việc nhiều doanh nghiệp trái ngành nhưng lại “lao đầu” vào lĩnh vực bất động sản, ông Hiếu cho rằng lý do là thị trường bất động sản miếng mồi ngon, loại hàng hóa luôn luôn có nhu cầu. Chưa kể, thị trường bất động sản biến động thường xuyên, thành ra có nhiều người thấy sự phát triển, tiềm năng nên họ nhảy vào tranh mua bán.

“Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, vì vậy nhiều doanh nghiệp chưa đủ vốn tự có để trang trải chi phí đã nhảy vào thị trường và thực hiện một số giao dịch. Những trường hợp này họ cố gắng bán được bất động sản bằng bất cứ giá nào nên mới có chuyện lừa đảo, thông tin thiếu minh bạch, dẫn khách hàng vào những giao dịch không có thực. Sau khi kiếm lời được, họ rút khỏi thị trường và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Người dân, những thành phần kinh tế mua bất động sản này cuối cùng là người gánh chịu”, ông Hiếu nhận định.

Để hạn chế bớt tình trạng quá nhiều doanh nghiệp bất động sản thành lập mới khi chưa đủ năng lực, ông Hiếu nói rằng hiện tại Bộ Xây dựng đã có quy định kiểm soát về vấn đề thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ này cần đưa ra những quy chế chặt chẽ hơn khi cấp giấy phép cho nhà kinh doanh bất động sản.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo điện từMột Thế Giới, chuyên gia Phạm Chi Lan từng nói: "Dù sao thì bất động sản cũng có vai trò nhất định trong nền kinh tế, giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới".

Hơn nữa, "đóng góp từ bất động sản cho nền kinh tế không cao, chưa kể nó hút nguồn lực đất đai và tín dụng, khiến các doanh nghiệp khác cũng khó khăn hơn. Bản thân bất động sản phát triển lại đóng góp cho kinh tế không được bao nhiêu", bà cho biết.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Bất động sản không thể làm chỗ dựa cho nền kinh tế

Doanh nghiệp bất động sản đang nợ quá nhiều

Mặc dù dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp, thế nhưng bất động sản lại là lĩnh vực có số lượng nợ rất lớn.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chỉ tính riêng TP.HCM đang có hơn 500 dự án ngừng triển khai. Đây là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho. Ngay cả các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt thì hàng tồn kho cũng tăng nhanh.

Báo cáo tài chính quý 4/2016 của 52 doanh nghiệp bất động sản còn cho thấy chỉ có 25 doanh nghiệp có lãi tăng trưởng so với năm 2015, 19 doanh nghiệp giảm lãi và 6 doanh nghiệp báo lỗ.

Ngoài ra, dự nợ tín dụng của bất động sản cũng còn rất cao. Theo HoREA, dư nợ tín dụng ở TP.HCM trong năm 2016 đạt hơn 1.374.000 tỉ đồng, tăng 19,3% so với năm 2015. Trong đó, tín dụng vào thị trường bất động sản đạt khoảng 150.000 tỉ đồng, chiếm 10,6% dư nợ tín dụng của TP.HCM và chiếm tới 35,2% tổng dư nợ tín dụng bất động sản cả nước. Con số này tăng 14,2% so với năm 2015 và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bất động sản của cả nước, chỉ tăng 8,5%.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quá nhiều doanh nghiệp 'lao đầu' vào bất động sản