Theo trang Defense One ngày 11.7 (giờ Mỹ), trước cuộc gặp thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa hai Tổng thống Mỹ-Nga tại thủ đô Helsinki của Phần Lan ngày 16.7 tới, quân đặc nhiệm Nga đã tập chiếm một đảo gần Phần Lan.

Quân đặc nhiệm Nga tập chiếm đảo gần Phần Lan

12/07/2018, 19:45

Theo trang Defense One ngày 11.7 (giờ Mỹ), trước cuộc gặp thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa hai Tổng thống Mỹ-Nga tại thủ đô Helsinki của Phần Lan ngày 16.7 tới, quân đặc nhiệm Nga đã tập chiếm một đảo gần Phần Lan.

Quân đặc nhiệm Nga tập trận ở vùng Kaliningrad - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Trang tin trên cho biết Bộ Quốc phòng Nga có thông cáo báo chí vào ngày 7.7, một nhóm quân đặc nhiệm Nga nhảy dù từ một trực thăng Mi-8 ở độ cao 2.500 mét xuống đảo Gogland ở vịnh Phần Lan. Sau đó, họ cuốn dù và hành quân sâu vào bên trong đảo, phá hủy nhiều trạm liên lạc giả, radar giả và các hệ thống tên lửa ASM.

Tiếp đó, nhóm quân Nga dùng thiết bị định hướng qua vệ tinh để đưa họ tới một khu đất, ở đó họ chuẩn bị một bãi hạ cánh cho một chiếc trực thăng, dù ở đảo này đã có một bãi đáp trực thăng. Sau nữa, họ tập khoảng gần 100 lần nhảy dù với nhiều loại dù khác nhau.

Chuyên gia Aki Heikkinen điều hành trang web theo dõi quân đội Nga Russianmilitarywatch.com, khẳng định đảo Gogland (Nga chiếm năm 1944) chỉ cách thành phố Kotka của Phần Lan 40km.

Đây là sự kiện mới nhất trong chuỗi tập trận mà các nhà quan sát khu vực gọi là hành động khiêu khích và hù dọa của Nga. Hồi tháng 5, Nga cũng tập trận phóng tên lửa từ tàu ngầm ở vịnh Phần Lan.

Các cuộc tập trận này cũng phản ánh quan hệ ngày càng xấu đi giữa Nga với các nước vùng biển Baltic (Estonia, Latvia,Litva) từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ quân ly khai ở Đông Ukraine.

Theo Defense One, vào năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin dọa nếu Phần Lan muốn gia nhập NATO thì nước này phải “đánh nhau với quân Nga cho đến người lính Phần Lan cuối cùng”.

Hồi tháng 12.2017, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan cáo buộc một máy bay vận tải Nga xâm phạm không phận Phần Lan. Báo cáo quốc phòng 2017 viết: “Hoạt động quân sự và căng thẳng quân sự gia tăng ở khu vực biển Baltic. Giai đoạn cảnh báo sớm về khủng hoảng quân sự đã trở nên ngắn hơn”.

Hồi đầu thế kỷ 19, Nga đánh thắng Thụy Điển năm 1809, Sa hoàng Nga sáp nhập Phần Lan khi đó thuộc lãnh thổ Thụy Điển. Mãi đến ngày 6.12.1917, Phần Lan mới tuyên bố độc lập, sau khi cuộc Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.

Thời Chiến tranh lạnh, Phần Lan giữ thế cân bằng với hai khối Tây và Đông Âu, nay những căng thẳng lại khiến đất nước Bắc Âu này nằm giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng địa-chính trị của NATO do Mỹ dẫn đầu với Nga.

Phần Lan là một trong số ít quốc gia Tây Âu không muốn gia nhập NATO. Nhưng quan hệ giữa Phần Lan với Nga láng giềng xấu đi, sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, khiến vài năm qua NATO tăng cường hoạt động, như dàn quân ở 3 nước vùng biển Baltic và Ba Lan để bảo vệ vùng biên giới phía đông châu Âu.

Trung Trực (theo Defense One)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đặc nhiệm Nga tập chiếm đảo gần Phần Lan