Ngày 16.10, quân đội Iraq đã rải hàng ngàn truyền đơn ở TP.Mosul (Iraq) thông báo chuẩn bị chiến dịch giải phóng Mosul (bị quân IS chiếm từ năm 2014). Hãng tin Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin chiến dịch tái chiếm Mosul sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Quân đội Iraq đương đầu với thiết bị nổ tự chế tại Mosul

Anh Đào | 17/10/2016, 06:18

Ngày 16.10, quân đội Iraq đã rải hàng ngàn truyền đơn ở TP.Mosul (Iraq) thông báo chuẩn bị chiến dịch giải phóng Mosul (bị quân IS chiếm từ năm 2014). Hãng tin Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin chiến dịch tái chiếm Mosul sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Liên minh do Mỹ dẫn đầu cùng với quân đội Iraq đã hoàn thành xong công tác chuẩn bị cuối cùng cho chiến dịch tấn công Mosul. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố sẽ quyết tâm giải phóng Mosul từ đây đến cuối năm nay. Tuy nhiên, NATO lo ngại Mosul đã trở thành khu vực nguy hiểm tràn ngập các thiết bị nổ tự chế (IED).

100m gài hơn 30 thiết bị nổ tự chế

Báo Defense News (Mỹ) đưa tin một khi quân đội Iraq mở chiến dịch giành lại thành phố Mosul, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng bom mìn trong thành phố. Trong thời gian bị quân khủng bốIS chiếm đóng, Mosul đã biến thành bãi mìn đô thị với vô sốchất nổ và thiết bị gài bẫy.

Một nhân vật có trách nhiệm của NATO nhận xét: “Nếu nhìn vào thủ đoạn của IS, cách thức chúng phòng thủ thành phố là sử dụng từ 50 đến 200 tên bắn tỉa, hàng chục ngàn thiết bị nổ tự chế và rất nhiều bẫy. Tất cả mọi thứ trongthành phố đều bị gài bẫy, từ đồ chơi trẻ em, dụng cụ nhà bếp, tủ lạnh cho đến xác chết”.

Trong tháng 10, NATO đã bắt đầu khóa chống thiết bị nổ tự chế thứ hai nhằm huấn luyện cho các sĩquanBộ Nội vụ và quân đội Iraq cách thức phá thiết bị tự chế gài trong thành phố.

Quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đánh chiếm Mosul từ năm2014

BáoDefense Newsđã tới Jordan để xem các buổi huấn luyện và trao đổi với một số học viên.

“Trên đoạn đường dài khoảng 100m sẽ có hơn 30 thiết bị nổ tự chế được gài”, học viên 29 tuổi hiện là sĩ quan Bộ Nội vụ Iraq từ tỉnh Basra và là chuyên gia chống thiết bị nổ tự chế từ năm 2012 đã nhận xét như thế. Các học viên tham gia khóa này được giấu tên để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Trong suốt thời gian làm việc tại thành phố Anbar, sĩ quan này đã gỡ được 300 thiết bị nổ tự chế bao gồm thiết bị nổ tự chế gài trong vật dụng gia đình và trong xe cộ. Với tư cách chuyên gia, sĩ quan này sẽ làm việc với các huấn luyện viên để mở rộng kỹ năng và trao đổi thông tin.

Thủ đoạn thâm độc của bọn IS

Hầu hết các sĩ quan tham gia khóa đào tạo thường ít kinh nghiệm theo nhận xét của huấn luyện viên Phil Yeaman. Anh làm việc cho ISSEE, công ty đào tạo về chất nổ của Anh đã hợp đồng với NATO huấn luyện cho các sĩ quan Iraq trong khóa này.

Huấn luyện viên Phil Yeaman cho biết: “Tôi không chê bai họ nhưng tôi tin chắc rằng nguyên nhân thương vong cao ở các kỹ thuật viênlà dù họ có nguyên tắc làm việc nhưng họ chưa được trang bị đầy đủkỹ thuật”.

Huấn luyện viên cho biết thêm: “Họ cực kỳtâm huyết. Họ tin rằng họ sẽ đánh bại IS bằng cách cải thiện khả năng của những người anh em, cộng sự và công dân của họ. Họ có đầy đủ các nguyên tắc cơ bản. Điềuchúng tôi làm là phát triển chúng để có thể đi đến kết quả cuối cùng”.

Hiện có 30 sĩ quan quân đội và Bộ Nội vụ Iraq tham gia chương trình đào tạo của NATO. 2 người trong số đó đã tốt nghiệp và hiện là trợ lý cho các huấn luyện viên. Với hỗ trợ từ Công ty ISSEE, NATO hy vọng sẽ đào tạo được 90 kỹ thuậtviên tháogỡ thiết bị nổ tự chế trước cuối năm nay.

Các thiết bị nổ tự chế của IS cũng giống với thiết bị nổ tự chế của các nhóm phiến quân khác trong khu vực nhưng thủ đoạn mà chúng sử dụng lại khác và được xem là tàn nhẫn hơn nhiều. Chúng bố trí các bẫy tự chế và chất nổ để bẫy các kỹthuật viên chuyên tháo gỡ thiết bị nổ.

Xử lý thiết bị nổ tự chế bằng dụng cụ đơn giản

Các kỹ thuật viên tháo gỡ thiết bị nổ tự chế làm việc trong môi trường họ cần phải ra quyết định nhanh chóng, thường dưới cảnh bom đạn. Một phần của thách thức nhằm huấn luyện các kỹ thuậtviên thái độ bình tĩnh và có tiếp cận có phương pháp đối với thiết bị nổtự chế.

Một mục đích khác của khóa học là dạy các sĩ quan Iraq cách thức sử dụng các dụng cụdọn sạch thiết bị nổ tự chế mà không cần dựa vào bất kỳ công nghệ đặc biệt nào.

Huấn luyện viên Phil Yeaman cho biết: “Có nhiều thiết bị công nghệ cao và chúng hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, nếu phía Iraq không có, họ không thể tập luyện với các thiết bị đó được. Nếu đưa vào chiến trường, họ sẽ không có gì hỗ trợ”.

Vì lý do đó, các thực tập sinh đầu tiên được học cách sử dụng các dụng cụcực kỳ đơn giản để xử lý được các thiết bị nổ tự chế.

Các kỹ thuật viên Iraq tìm kiếmthiết bị nổ tự chế - Ảnh: YouTube

Trong buổi diễn tập ngày 28.9, huấn luyện viên đã dạy cho các sĩ quan Iraq cách sử dụng một chai nhựa rỗng đổ đầy nước và chất lỏng gây nổ, sau đó đặt cạnh thiết bị thiết bị nổ tự chế và kích nổ. Cú nổ chỉ làm hỏng mạch điện của thiết bị nổ tự chế mà không làm chúng nổ tung lên trời.

Huấn luyện viên giải thích: “Điểm yếu nhất của thiết bị nổ tự chế là mạch điện của chúng, các dây nối. Đó là các nối cơ học, bọn khủng bố sẽ nối sợi dây vào một nút bấm, đó là điểm yếu. Vì vậy không cần lo lắng về chất nổ chính. Chỉ cần phámạch điện. Phá được mạch điện sẽ không làm chúng nổ tung, sau đó tách chất nổ ra và lấy các mạch điện tử về để nghiên cứu”.

Các thực tập sinh không học cách phân tích sâu để xác định nguồn gốc hay nhà sản xuất thiết bị nổ tự chế mà chỉhọc cách đóng gói và dự trữ các thiết bị nổ cho công tác điều tra sau đó.

Anh Đào
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Iraq đương đầu với thiết bị nổ tự chế tại Mosul