Theo hãng tin Al Jazeera, một khoảng thời gian ngừng bắn có thể mang lại lợi ích quân sự cho Israel mặc dù gây tổn hại cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu về mặt chính trị.

Quân đội Israel sẽ được lợi từ thỏa thuận ngừng bắn

Cẩm Bình | 23/11/2023, 08:00

Theo hãng tin Al Jazeera, một khoảng thời gian ngừng bắn có thể mang lại lợi ích quân sự cho Israel mặc dù gây tổn hại cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu về mặt chính trị.

Ngày 22.11, chính phủ Israel quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn 4 ngày và dùng 150 tù nhân người Palestine đổi lấy con tin bị lực lượng Hamas bắt giữ.

Al Jazeera nhận định ngừng bắn có lợi cho Hamas về mặt chính trị nhưng ở phương diện quân sự thì chẳng mang lại lợi ích rõ ràng nào. Trước đó một số nhà phân tích nhận định một khoảng nghỉ sẽ tạo cơ hội cho lực lượng này tập hợp lại tiến hành phản công.

Với Israel, ngừng bắn mang lại lợi ích quân sự nhưng bất lợi về chính trị.

isra.jpg

Bổ sung vũ khí đạn dược

Suốt hơn 1 tháng qua quân đội Israel duy trì tấn công Hamas ở Dải Gaza với cường độ cao. Tấn công mạnh mẽ như vậy không chỉ nhằm mục đích quân sự, ban đầu giới phân tích tin rằng các cuộc không kích dữ dội là để cho người dân Israel thấy rằng quân đội đang hành động, không kích sẽ giảm bớt khi chiến dịch tấn công trên bộ diễn ra.

Duy trì tấn công cường độ cao làm hao tốn lượng lớn vụ khí và đạn dược. Thời gian qua xuất hiện thông tin không quân Israel (IAF) sắp hết bom thông minh. Vài diễn đàn trực tuyến tiết lộ sau khi dùng hơn 2.500 quả bom tấn công trực diện trang bị thiết bị dẫn đường (JDAM) thì lượng dự trữ đạn dược của IAF chỉ còn đủ 10 ngày.

Quân đội mỗi nước đều quy định lượng đạn dược phải dự trữ cho trường hợp khẩn cấp. Con số chính xác là bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt.

Năm 1973 khi Israel sắp cạn kiệt đạn dược vì cuộc chiến chống lại Syria, Ai Cập và các nước Ả Rập, Mỹ lập tức phát động chiến dịch không vận Nickel Grass lớn nhất lịch sử: cung cấp gần 1.000 tấn vũ khí cùng đạn dược cho Israel mỗi ngày (tổng số lên đến hơn 22.000 tấn).

Lịch sử đang lặp lại ở quy mô nhỏ hơn. Hai tuần qua các máy bay vận tải C-17 của Mỹ thường xuyên hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion tại Tel Aviv và căn cứ không quân Nevatim tại sa mạc Negev. Hầu hết đều xuất phát từ căn cứ không quân Ramstein ở Đức nơi Mỹ trữ đầy vũ khí, khí tài cho trường hợp khẩn cấp.

Khí tài hạng nặng ít khẩn cấp hơn được vận chuyển đến Israel bằng đường biển, trong đó chắc chắn có hệ thống pháo cơ động (HIMARS) phiên bản bánh xích, hệ thống pháo phóng loạt M270 (MLRS). Tháng trước, Mỹ đã chuyển giao tên lửa dùng hệ thống phòng thủ Iron Dome.

Ngừng bắn cũng cho phép quân đội Israel đánh giá lại loạt chiến thuật họ sử dụng dựa trên hiệu quả tác chiến thời gian qua. Giới phân tích từng nhận định bất chấp có chó nghiệp vụ, robot, radar xuyên mặt đất cùng nhiều công nghệ khác, mạng lưới đường hầm Hamas chỉ có thể bị phá hủy triệt để khi triển khai binh lính đi vào. Đây là nhiệm vụ đẫm máu, tuần trước 4 lính biệt kích bị giết bởi thiết bị nổ đặt bên trong đường hầm.

Quân đội Israel còn cần nhân khoảng thời gian nghỉ ngơi tái xem xét công tác huấn luyện tác chiến trong điều kiện mô phỏng tình hình thành phố Gaza (có phần lỗi thời khi dựa trên hai chiến dịch quân sự năm 2009 và 2014 chứ chưa cập nhật tình hình năm 2023), tìm hiểu xem vì sao xe tăng Merkava “bất khả chiến bại” lại không phát huy tốt (30 chiếc đã bị phá hủy hoặc quá hư hại không thể sử dụng).

Tổn hại về mặt chính trị

Trong lúc quân đội Israel hưởng lợi thì Thủ tướng Netanyahu cùng chính phủ cứng rắn của mình lại bị tổn hại. Trước đó họ kiên quyết phản đối ngừng bắn nên thỏa thuận vừa đạt được khiến dư luận cảm thấy chính phủ Israel nhu nhược. Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden - nhân vật được xem là đồng minh thân cận nhất của Israel - lại góp sức đạt thỏa thuận càng khiến Thủ tướng Netanyahu thêm mất thể diện.

Nếu thỏa thuận được tuân thủ, cộng đồng quốc tế có thể sẽ gây áp lực buộc Israel kéo dài thời gian ngừng bắn. Như vậy Thủ tướng Netanyahu không những không xóa sổ được Hamas mà còn phải ngồi vào bàn đàm phán với lực lượng này - động thái chắc chắn khiến không ít người Israel nổi giận.

Bài liên quan
Tổng thống Biden hay ông Trump: Ai là người đứng sau thành công của thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas?
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhanh chóng ghi nhận công lao cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas, dù thỏa thuận này được chính quyền của Tổng thống Joe Biden làm trung gian.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
8 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Israel sẽ được lợi từ thỏa thuận ngừng bắn