Hôm nay, 29.11, 15 thành viên (10 nam) của đội tuyển QVVN sẽ lên đường sang Manila, Philippines. Môn quần vợt SEA Games sẽ có 5 nội dung thi đấu: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và tranh tài từ ngày 1 đến 7.12.

Quần vợt VN tại SEA Games 30: Giấc mơ vàng sẽ không còn dang dở

29/11/2019, 06:13

Hôm nay, 29.11, 15 thành viên (10 nam) của đội tuyển QVVN sẽ lên đường sang Manila, Philippines. Môn quần vợt SEA Games sẽ có 5 nội dung thi đấu: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và tranh tài từ ngày 1 đến 7.12.

Đội tuyển nam QVVN (từ trái sang phải): HLV Ivan, Daniel Cao Nguyễn, Nguyễn Văn Phương, Trịnh Linh Giang, Lý Hoàng Nam, Lê Quốc Khánh, Faruk Celikel

Những môn thể thao Việt Nam đoạt Huy chương vàng SEAP Games trước 1975 đã lần lượt được chinh phục kể từ khi TTVN gia nhập trở lại từ SEA Games 15 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia năm 1989. Nhưng có hai môn giấc mơ vàng vẫn chưa thành hiện thực trong suốt 30 năm qua là bóng đá và quần vợt. Thật trùng hợp khi cả hai môn này đều hy vọng giành được HCV ngay tại SEA Games 30 đang diễn ra tại Philippines.

Thật ra giá trị HCV ở môn bóng đá ngày nay không còn như thuở ban đầu. HCV từ SEAP Games 1959 đến SEA Games 1999, là đấu trường của các đội tuyển quốc gia. Sau đó kể từ SEA Games 2001 là sân chơi của đội U23 và đến SEA Games 2019 chỉ còn U22 cộng 2 cầu thủ trên 22 tuổi.

Cho nên bóng đá Việt Nam tuy có khát vàng suốt 60 năm qua kể từ khi đội tuyển túc cầu miền nam Việt Nam giành HCV năm 1959, thì cho dù ngay lần này có đọat HCV thì cũng chỉ có giá trị tinh thần. Vì rằng với những chiến tích liên tục gặt hái suốt 2 năm qua, BĐVN nay đã có vị thế mới và đích ngắm là tầm châu Á chứ không còn quẩn quanh Đông Nam Á.

Lịch sử Quần vợt Việt Nam sẽ sang trang?

Theo cuốn lịch sử từ SEAP Games đến SEA Games, vào khoảng năm 1959 đến 1973, quần vợt nam có 21 bộ huy chương vàng, chia đều cho 3 nội dung đơn nam, đôi nam và đồng đội nam, qua 7 kỳ SEAP Games (năm 1963 không tổ chức đại hội). Thống kê thành tích thi đấu, các tay vợt nam Việt Nam đã đoạt được 12/19 bộ huy chương vàng, trong khi Thái Lan chỉ đoạt 6 vàng và chiếc còn lại thuộc về Myanmar. Thành tích cụ thể như sau:

Ở giải đơn nam, sau khi Võ Văn Bảy gác vợt trước Sutiraphan Karalak trong trận chung kết SEAP Games 1.1959 tại Bangkok thì 2 năm sau tại Yangoon, ông Bảy đã hạ đo ván một tay vợt Thái Lan khác là Seri Charuchinda ở chung kết, đoạt chiếc huy chương vàng đầu tiên cho quần vợt Việt Nam.

Tuy nhiên, quần vợt Việt Nam không có duyên ở các giải đấu đơn, vì chỉ mỗi Võ Văn Thành tái lập thành tích của ông Bảy tại SEAP Games 1967.

Tuy nhiên, các tay vợt Việt Nam là những kẻ “bất khả chiến bại” ở giải đôi nam, với kỳ tích đã liên tiếp 7 HCV ở 7 kỳ SEAP Games (từ 1959 đến 1973). Võ Văn Bảy-Võ Văn Thành vô địch năm 1959, 1961, 1969, đôi Võ Văn Thành-Lưu Hoàng Đức vô địch năm 1965, đôi Võ Văn Bảy-Lưu Hoàng Đức vô địch 1967, đôi Võ Văn Bảy-Lý Aline vô địch liền hai năm 1971, 1973.

Mãi đến SEAP Games 1965, nội dung đồng đội nam mới được đưa vào chương trình thi đấu môn quần vợt. Sau khi thua chủ nhà Thái Lan ở trận chung kết SEAP Games 1965, đội tuyển quần vợt Việt Nam với những Bảy, Thành, Đức, Ly Aline đoạt liền 3 HCV tại các kỳ SEAP Games 1967, 1969 và 1971.

Với những thành tích lẫy lừng đó của quần vợt nam, các tay vợt Việt Nam bao năm qua không thể theo kịp, khi quần vợt ở các nước Đông Nam Á đang có những bước tiến khá dài, khá xa. Thế nhưng lần này đã khác khi ngoài Lý Hoàng Nam, QVVN vừa được bổ sung tạy vợt việt kiều Mỹ vừa mới nhập tịch với tên gọi đầy đủ là Daniel Cao Nguyễn.

Với thứ hạng 340 ATP, Daniel Cao Nguyễn sẽ là hạt giống số 1 và Lý Hoàng Nam hạng 621 ATP là hạt giống số 3 tại giải đơn SEA Games. Ngoài 2 tay vợt chủ lực, QVVN còn có Trịnh Linh Giang, Nguyễn Văn Phương và chuyên gia đánh đôi Lê Quốc Khánh. Bên cạnh đó đội tuyển QVVN còn được chuẩn bị rất chu đáo khi được CLB Hải Đăng Tây Ninh hỗ trợ địa điểm tập luyện và tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho đội tuyển trong những ngày tập luyện sinh hoạt ở CLB quần vợt HĐTN.

Ngoài ra hai HLV về chuyên môn Ivan Miranda (từng xếp hạng 104 ATP) và thể lực Faruk Celikel chuyên trách cho dội tuyển nam QVVN cũng là hai thành viên của HĐTN. Đồng thời lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cũng đã đến động viên và chúc đội tuyển QVVN thi đấu thành công trong ngày lễ xuất quân tại Tây Ninh.

Đây cũng có thể là điềm lành cho QVVN khi tại Davis Cup diễn ra tại Singapore cuối tháng 6.2019, đội nam QVVN đã thi đấu rất thành công khi được thăng hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 sau khi được tập huấn cùng sự hỗ trợ vô điều kiện của HĐTN cũng như là sự quan tâm, động viên của lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

Hôm nay, 29.11, 15 thành viên (10 nam) của đội tuyển QVVN sẽ lên đường sang Manila, Philippines. Môn quần vợt SEA Games sẽ có 5 nội dung thi đấu: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và tranh tài từ ngày 1 đến 7.12.

Chưa bao giờ QVVN hy vọng biến giấc mơ vàng SEA Games thành hiện thực như lần này!

Đặng Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quần vợt VN tại SEA Games 30: Giấc mơ vàng sẽ không còn dang dở