Dù đạt danh hiệu xã nông thôn mới vào năm 2014 với 19 tiêu chí nhưng hiện nay xã Điện Trung (TX.Điện Bàn, Quảng Nam) lại đưa ra lý do tréo ngoe là "đời sống của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi ngày càng nhiều" để bằng mọi giá giữ chân nhà máy sản xuất hạt nhựa của Công ty Da Nang Plastic dù nhà máy này vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng.
Ngày 12.10, ông Trần Tình, Chủ tịch UBND xã Điện Trung đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình thực hiện dự án nhà máy sản xuất và gia công áo mưa, bao bì, hạt nhựa, tấm màng nhựa các loại của Công ty TNHH một thành viênDa Nang Plastic có nhiều sai phạm mà báo điện tửMột Thế Giới đã phản ánh.
Theo báo cáo của ông Tình, liên quan đến dự án này, HĐND xã Điện Trung đã thống nhất chủ trương giao cho UBND xã hoàn thành các thủ tục trình cấp thẩm quyền điều chỉnh đất ở sang đất sản xuất kinh doanh tại thôn Đông Lãnh tại nghị quyết số 4 ngày 15.1.2016.
UBND TX.Điện Bàn phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch nông thôn mớixã Điện Trung tại quyết định số 2673 ngày 6.4.2016, từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh với diện tích 29.103m2.
UBND xã Điện Trung có tờ trình số 43 ngày 26.4.2016 về việc bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm2016 nhưng thị xã chưa thực hiện bổ sung kịp vào năm 2016. Hiện nay, Phòng TN-MT đang lập hồ sơ trình UBND TX trình tỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2017; trong đó có đưa dự án nhà máy nhựa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2017 với quy mô diện tích 2,9103 ha tại thôn Đông Lãnh.
Lãnh đạo xã này cho biết trong khi chờ hoàn tất các thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, Công ty Da Nang Plastic phối hợp với xã đã họp 50 hộ dân thỏa thuận đền bù các hộ có đất sản xuất nông nghiệp nằm trong vùng dự án và ban hành bảng giá đền bù "được nhân dân thống nhất".
Hiện nay, công ty đã triển khai xây dựng nhà máy với các hạng mục: 4.320m2 nhà xưởng, 21m2 nhà bảo vệ, 312m2 nhà quản lý điều hành, 110m2 nhà vệ sinh, 300mtường rào bao quanh.
>>Quảng Nam chỉ đạo làm rõ trách nhiệm vụ xây nhà máy không phép
Chấp hành chỉ đạo của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, UBND xã Điện Trung đã làm việc với chủ đầu tư tiến hành dọn dẹp, hoàn chỉnh các công việc cần thiết còn lại để dừng việc thi công, chấp hành chỉ đạo của các cấp và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bãolũ gây ra, chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
“UBND xã Điện Trungnhận thấy do bức xúc về phát triển kinh tế ở địa phương nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ vững và nâng chuẩn 19 tiêu chí xã nông thôn mớinên nóng vội trong việc xây dựng để giữ chân nhà đầu tư trong khi các thủ tục về kêu gọi đầu tư chưa hoàn chỉnh. UBND xã Điện Trung sẽ kiểm điểm các đồng chí có trách nhiệm và nghiêm túc rút kinh nghiệm”, báo cáo của ông Tình cho hay.
Điều đáng nói, xã Điện Trung đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mớivào năm 2014.
Tuy nhiên, để thuyết phục về sự khó khăn nhằm đượctạo điều kiện cho doanh nghiệp và xã (dù đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng), ông Tình đưa ra lý do: “Điện Trung là một xã thuần nông, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi ngày càng nhiều. Vì vậy việc kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và gia công áo mưa, bao bì, hạt nhựa, tấm màng nhựa là mong mỏi chính đáng của Đảng bộ và nhân dân trong xã nói chung riêng và khu vực Gò Nổi nói chung, là rất cần thiết nhằm giải quyết việc làm, nâng thu nhập cho nhân dân góp phần giữ vững và nâng chuẩn 19 tiêu chí xã nông thôn mới”.
Do đó, UBND xã Điện Trung đề nghị UBND TX.Điện Bàn, UBND tỉnh tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư.
Chưa nói đến các sai phạm trong việc xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa, việc một xã đạt chuẩn nông thôn mớicách nay 2 năm mà giờ đời sống dân tình còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi ngày càng nhiều thực sự là điều khó hiểu. Vậy, đạt chuẩn nông thôn mớichỉ là hình thức?
Lê Đình Dũng