3 vụ án oan và cũng 3 vụ người oan là doanh nhân, thương nhân khởi kiện đòi cơ quan tố tụng bồi thường thiệt hại hàng chục tỉ đồng làm nên những kỳ án ở tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị doanh nhân kỳ oan án!

Lê Đình Dũng | 22/11/2018, 05:57

3 vụ án oan và cũng 3 vụ người oan là doanh nhân, thương nhân khởi kiện đòi cơ quan tố tụng bồi thường thiệt hại hàng chục tỉ đồng làm nên những kỳ án ở tỉnh Quảng Trị.

>>Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày

>>Bài cuối: Bại sản bởi án oan, chỉ bồi thường tổn thất tinh thần!?

Trong 10 năm trở lại đây, tại Quảng Trị xảy ra 3 vụ án oan được xem là 3 kỳ án oan nghiệt ở vùng đất này. Đó là vụ án ông Dương Văn Hòa (61 tuổi, trú ở khu phố 3, thị trấn Gio Linh, H.Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuận Thành, (H.Gio Linh) bị án oan trong hơn 3.600 ngày về tội “làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật...” trong đại dịch lở mồm long móng trên gia súc ở Quảng Trị mà báo điện tửMột Thế Giớiđã có 2 kỳ phản ánh.

Cũng năm 2007, vợ chồng thương gia Phan Chí Lộc (gần 70 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hòa (trú ở TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) bị Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân (VKS) tỉnh Quảng Trị kết tội oan “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

3 doanh nhân, 3 kỳ án oan

Hơn 10 năm trước, vợ chồng ông Lộc nhận tiền của một số người để chuyển cho một đầu mối làm thủ tục đưa người đi định cư ở nước ngoài. Người nhận tiền vợ chồng ông Lộc chuyển sau đó bỏ trốn và ông Lộc trở thành bị hại cùng với nhiều bị hại khác. Thế nhưng vợ chồng ông Lộc bị khởi tố, ông Lộc bị bắt giam 368 ngày, nhà cửa bị phát mãi... Gần 10 năm sau, vụ án ông Lộc bị đình chỉ điều tra,vợ chồng ông Lộc được minh oan và VKStỉnh Quảng Trị đã xin lỗi công khai.

Hai “oan nhân” Dương Văn Hòa (trái) và Phan Chí Lộc chịu án oan gần 10 năm đang động viên nhau đòi công lý

Là một thương nhân, doanh nhân từng làm ăn khá giả, nhà cửa bề thế, nhưng nay vợ chồng ông Lộc sạt nghiệp, phải ở nhà thuê. Ông Lộc đã khởi kiện đòi bị đơn là VKStỉnh Quảng Trị đòibồi thường oan sai gần 32 tỉ đồng, nhưng qua hai cấp xét xử sơ và phúc thẩm, gồm TAND TP.Đông Hà (tòa cấp huyện xử viện cấp trên) và TAND tỉnh Quảng Trị chấp nhận một phần yêu cầu của ông, tuyên buộc VKStỉnh Quảng Trị phảibồi thường 1,7 tỉ đồng cho vợ chồng ông Lộc.

Tại phiên tòa phúc thầm hôm 10.7, ông Lộc đã bỏ về khi phiên tòa chưa kết thúc để bày tỏ thái độ phản đối. Hiện ông Lộc đang tiếp tục kháng cáo bản án lên cấp giám đốc thẩm ở TAND cấp cao tại Đà Nẵng.

Một kỳ án oan khác cũng đã xảy ra với bà Đào Thị Hồng, nữ doanh nhân trú tại làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, H.Hải Lăng, Quảng Trị. Trong một vụ mua bán gỗ rừng trồng, bà Hồng bị tố phạm pháp. Đầu năm 2010 bà bị Công an H.Hải Lăng và VKSH.Hải Lăng khởi tố, bắt tạm giam 81 ngày về tội“trộm cắp tài sản”.

Trong vụ án này, dù VKSH.Hải Lăng một mực cho rằng bà Hồng có tội, nhưng TAND hai cấp H.Hải Lăng lẫn tòa tỉnh xử sơ thẩm vàphúc thẩm đều tuyên bà Hồng không phạm tội. Nhiều năm sau khi bị khởi tố, bắt giam và được minh oan, bà Hồng được VKSH,Hải Lăng bồi thường thiệt hại với số tiền gần 700 triệu đồng.

Hàng chục cảnh sát hỗ trợ tư pháp được điều động đến giữ trật tự tại phiên tòa đòi bồi thường oan sai của ông Dương Văn Hòa

Người từng gây án oan ngồi ghế tố tụng

Trong hai ngày 19, 20.11, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử yêu cầu bồi thường oan sai “do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự” đối với ông Dương Văn Hòa, “oan nhân” trong đại dịch lở mồm long móng trên gia súc hơn 10 năm trước.

Bị đơn vụ án này là VKStỉnh Quảng Trị. Người đại diện của bị đơn tham gia phiên tòa là ông Nguyễn Trường, Trưởng phòng 7, VKStỉnh Quảng Trị.Người giữ quyền công tố là ông Đỗ Hoàng Sâm, kiểm sát viên VKStỉnh.

Vào thời điểm xảy ra vụ án oanbà Đào Thị Hồng nêu trên, ông Trường là Viện trưởng VKSH.Hải Lăng, còn ông Sâm là kiểm sát viên thuộc cấp ông Trường. Trong khi ông Trường chuẩn y quyết định khởi tố và bắt giam bà Hồng 81 ngày, thì ông Sâm lại đại diện viện này giữ quyền công tố phiên tòa hình sự sơ thẩm để rồi tạo nên vụ án oan cho bà Hồng. Đây là lý do mà ông Dương Văn Hòa phản đối và khẩn thiết đề nghị thay người đại diện bị đơn nhưng không được HĐXX chấp nhận.

Tờ trình của ông Hòa xin được đi lại sau khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú, nhưng không được cơ quan hữu trách tỉnh Quảng Trị phê chuẩn

Cũng phiên tòa này, ông Hòa trưng ra một văn bản họp liên ngành vào năm 2009, để chứng minh rằng 3 cơ quan tố tụng gồm Công an, VKSvà TAND tại Quảng Trị đã cố tình buộc tội ông bằng được, nhưng rất may cho ông là với sự công tâm của TAND tối cao (nay là cấp cao) tại Đà Nẵng, VKStối cao nên ông được minh oan sau hơn 3.600 ngày.

Nhắc điều này, ông Hòa nói rằng các cơ quan tố tụng Quảng Trị phải thấy được cái sai của mình, thấy được việc đã khiến ông từ một doanh nghiệp điển hình của tỉnh, của toàn quốc đã bị tàn lụi sau khi bị kết án oan. Đãcó 8 vườn ươm, cây giống cao su trong và ngoài nước bị thiệt hại hơn 16 tỉ đồng, nên VKStỉnh, HĐXX cần xét xử công tâm nhằm bồi đắp những tổn thất quá lớn về tinh thần lẫn tài sản cho ông...

Ông Dương Văn Hòa và nhiều người dân bức xúc bỏ về khi HĐXX tuyên án

Đại diện TAND tỉnh Quảng Trị (trái) buộc ông Hòa tháo dỡ những tấm hình cây, con của ông bị thiệt hại trong vụ án oan treo bên ngoài phòng xử án tạo nên những căng thẳng trước phiên xét xử

Còn luật sư Võ Công Hạnh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, khẳng định thiệt hại đối với các vườn cây cao su của ông Hòa có mối quan hệ nhân quả giữa các quyết định khởi tố, cấm đi khởi nơi cư trú với thiệt hại thực tế xảy ra nên cần phải được xem xét bồi thường cho ông Hòa.Vị luật sư cũng đề nghị hoãn phiên tòa để lập hội đồng đánh giá giátrị thiệt hại tài sản của ông Hòa, và đưa ra nhiều quan điểm bào chữa khác cho thân chủ nhưng không được HĐXX chấp thuận.

Tại phiên tòa, VKStỉnh cũng như HĐXX cho rằng trong vụ án ông Hòa, tài sản thiệt hại“không do cơ quan tố tụng thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý gây nên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử” nên không có cơ sở bồi thường. Kết thúc phiên tòa, viện dẫn Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 (bác căn cứ cần xử theo luật này ban hành năm 2017 của nguyên đơn), HĐXX tuyên xử chỉ chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn, buộc VKS tỉnh bồi thường ông Hòa hơn 264 triệu đồng (chủ yếu “tổn thất tinh thần) trong tổng số gần 18 tỉ đồng nguyên đơn yêu cầu.

Tại phiên tòa đồi bồi thường của ông Dương Văn Hòa, người dân bị cảnh sát cấm chụp hình và yêu cầu xóa ảnh trong máy, trong khi bảo vệ tòa thoải mái “tác nghiệp”

Khi thẩm phán Nguyễn Thị Oanh đang đọc bản án thì ông Hòa và nhiều nhân chứng là nông dân, người từng làm công cho ông Hòa cũng đứng dậy bỏ về. Nhiều người dân bày tỏ nỗi thất vọng về một phiên tòa mà họ kỳ vọng công lý sẽ mỉm cười cho những tổn thất của một nông dân, doanh nhân từng là gương điển hình của tỉnh nhưnglâm vào oan khiên hơn 3.600 ngày.

Bài, ảnh: Nhật Lam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng Trị doanh nhân kỳ oan án!