Chiều ngày 19.6, Quốc hội đã chính thức thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi với 79.52% số phiếu tán thành. Trong đó bao gồm cả điều khoản 'không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính'.

Quốc hội có 'bỏ rơi' người đồng tính?

Một Thế Giới | 20/06/2014, 16:23

Chiều ngày 19.6, Quốc hội đã chính thức thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi với 79.52% số phiếu tán thành. Trong đó bao gồm cả điều khoản 'không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính'.

Lý do mà nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra là việc sống chung giữa những người cùng giới tính không phải là hôn nhân nên không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình. 
Hai điều khoản liên quan đến người đồng tính là Điều 2 (Những nguyên tắc cơ bản về chế độ hôn nhân gia đình) và Điều 8 (Điều kiện kết hôn) nhận được sự tán thành cao của Quốc hội với trên 80% đại biểu. 
Quoc hoi co  bo roi  nguoi dong tinh?
 Quốc hội đã nói không với quyền kết hôn của người đồng tính
Việc thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình mà không quy định gì về quyền của các cặp đôi đồng giới sống chung đã khiến nhiều người đồng tính tự hỏi: Liệu Quốc hội có đang ‘bỏ rơi’ người đồng tính hay không?. 
Hoàng Hải, một người đồng tính nam, cho biết: "Tôi cảm thấy rất thất vọng khi Dự thảo luật được Quốc hội thông ra. Quốc hội cho rằng việc sống chung của những người cùng giới tính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình vậy thì tôi không biết luật nào sẽ là luật quy định điều đó đây? Nếu vậy thì mối quan hệ của các cặp đôi cùng giới đang sống chung sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào và khi nào sẽ bảo vệ.
Những quyền cơ bản nhất mà các cặp đôi đồng giới mong mỏi chỉ là quyền tài sản, quyền thừa kế, quyền con nuôi… hay đơn giản đó chỉ là quyền bình đẳng. Quốc hội có quan tâm đến quyền của người đồng tính không hay là sau Luật Hôn nhân và Gia đình thì số phận của chúng tôi sẽ tiếp tục bị ‘bỏ rơi’?”
Quoc hoi co  bo roi  nguoi dong tinh?
 
Người đồng tính cũng có quyền tổ chức đám cưới, nhưng còn quyền lợi cơ bản như các cặp đôi vợ chồng dị tính sẽ là một giấc mơ xa vời?
Cùng quan điểm, anh Huỳnh Minh Thảo, Giám đốc Truyền thông Trung tâm ICS (Tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính, song tính và chuyển giới) nhận định: "Nếu xem hôn nhân của những người cùng giới không phải được quy định trong luật Hôn nhân & Gia đình thì rốt cục nó là gì? Vượt lên cả việc chung sống, đó là tình yêu, là hạnh phúc, là gia đình của những công dân đồng tính, những người đã và vẫn đang sống và thi hành theo bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ nào mà nước nhà đề ra. Và đổi lại, hạnh phúc của họ vẫn tiếp tục không được thừa nhận như vậy sao?”
Tuy vậy, anh Thảo cũng cho biết Trung tâm ICS cũng đã tính đến khả năng hiện tại và đã lên kế hoạch để tiếp tục làm việc với các cơ quan nhà nước, các nhà làm luật và chính phủ để tăng cường thúc đẩy vấn đề bảo vệ quyền cho cộng đồng người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung: "Thật ra, dù kết quả thế nào thì chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho luật Dân sự với hy vọng các nhà làm luật sẽ xem xét các quyền lợi dân sự của các cặp đôi đồng giới cũng như thừa nhận việc thay đổi giới tính (trên giấy tờ) cho người chuyển giới. 
Trung tâm ICS sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nước tiếp tục chia sẻ thêm thông tin đúng về cộng đồng LGBT đến với xã hội, giúp mọi người có thêm cơ sở để đối xử công bằng với nhau hơn. Giúp chính các bạn trong cộng đồng LGBT có thêm lý do, động lực để sống tốt và tích cực, sống đúng là mình. Chúng tôi vẫn sẽ còn vận động cho tới khi nào quyền của người LGBT được bảo đảm, bởi đơn giản đó là sự bình đẳng cần phải có, như quyền của người phụ nữ ở thời phong kiến trước đây".
Quoc hoi co  bo roi  nguoi dong tinh?
Mặc dù Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình đã được Quốc hội thông qua nhưng những gì đã trải qua trong thời gian gần đây cho thấy chính phủ đang ngày càng quan tâm đến quyền lợi của người đồng tính và bản thân cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam cũng đã đi được những bước dài đáng tự hào, khiến cả thế giới phải khâm phục. 
Con đường đi tìm bình đẳng là một con đường dài và gian nan, đó là một quãng thời gian dài đòi hỏi quyết tâm và chính nghĩa. Người đồng tính Việt Nam chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình của mình và sẽ có nhiều thử thách phía trước. 
Anh Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
5 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội có 'bỏ rơi' người đồng tính?