Phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư tiếp nhận thông qua rất nhiều hình thức, trong đó chủ yếu thuộc về các tập đoàn quy mô đa ngành và 'ông lớn' đầu ngành bất động sản.

Quỹ đất sạch ở Thủ Thiêm ngày càng khan hiếm, giá tiếp tục tăng cao

Phan Diệu | 27/11/2017, 13:05

Phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư tiếp nhận thông qua rất nhiều hình thức, trong đó chủ yếu thuộc về các tập đoàn quy mô đa ngành và 'ông lớn' đầu ngành bất động sản.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực trung tâm TP.HCM đang quá tải dưới áp lực phát triểnnhanh chóng. Rất khó để tìm quỹ đất trốngtrong khi giá trị đất đai đã đạt đến mức khiếncho việc đầu tư xây dựng văn phòng cho thuê không còn khả thi và giá thuê văn phòng đã đạt đến mức đỉnh điểm kể từ năm 2008.

Theo JLL Việt Nam, quy hoạch tổng thể Thủ Thiêm lànhằm giảm bớt sự thiếu hụt nguồn cung trong khu vực trung tâm hiện tại, góp phần giữ gìn giá trị lịch sử của khu trung tâm cũvốn là Hòn ngọc Viễn Đông,nhờ vào việc hạn chế sự phá dỡ công trình cũ và sự tái phát triển.Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, các công ty lớn sẽ bắt đầu xem Thủ Thiêm như là một giải pháp khả thi để đặt trụ sở thay cho khu trung tâm hành chính kinh tế hiện hữu. Thủ Thiêm là quỹ đất cuối cùng còn lại của TP.HCM có quy hoạch tổng thể tốt, vị trí đắc địa bên sông Sài Gòn và tiếp giáp trực tiếp quận 1.

Hiện giá đất Thủ Thiêm tương đương 1/3giá đất ở quận 1 và tương đối thấp hơn giá đất ở các quận liền kề quận 1 như quận 3 và quận 4. Bên cạnh Thủ Thiêm, đất ởcác khu vực liền kề tạiquận 2 như Đồng Văn Cống, An Phú, Thảo Điền cũng có sựtăng giá. Trong 3 năm trở lại đây, giá đất tại Thủ Thiêm đã tăng trung bình 30-40%. Với cơ sở hạ tầngmới đang dần hình thành, JLL cho rằng đâylà một mức tăng khiêm tốn.

Giá đất tăngkéo theo giá bán các dự án nhà ở. Cụ thể, Sala là dự án khu đô thị đầu tiên chào bán sản phẩm tại Thủ Thiêm (12.2016). Nay so với đợt mở bán đầu tiên từ 2-3 năm trước, giá bán của dự án đã tăng 30-35%. Một ví dụ khác làdự ánTilia Residence được mở bán thử nghiệmtháng 7.2017.JLL cho biết khoảng6tháng sau, giá báncủa Tilia Residence đã tăng 20-25%...

Dự báo trong thời gian tới,giá đất tại đây sẽ tiếp tục tăng khi tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh và tính pháp lý của các dự án ngày càng hoàn thiện, bù lại lợi ích cho các nhà đầu tư tiên phong vào Thủ Thiêm.

Trong khi đó, nguồn cung căn hộ ở Thủ Thiêm dự kiến gia tăng khi những căn hộ hạng sang của các nhà đầu tư lớn được giới thiệu ra thị trường. Khi đó, giá bán căn hộ sẽ tiếp tục tăng, đẩy mặt bằng giá căn hộ cao cấp tại TP.HCM leo thang.

Vẫn theo JLL, cách thức phổ biến nhất để các doanh nghiệp có thể tiếp cận quỹ đất tại Thủ Thiêm là thông qua hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Có nghĩa là các lô đất được cấp cho các nhà đầu tư để đổi lấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới. Đến nay, 45% tổng diện tích có thể phát triển đã được phê duyệt thực hiện qua hình thức này.

Một hình thức khác để tiếp cận quỹ đất Thủ Thiêm mà các đại gia bất động sản áp dụng làđấu thầu. Những lô đất đầu tiên đã được mang ra đấu thầu từ năm 2011. Đến năm 2016, 10% diện tích có thể phát triển đã được chuyển giao qua hình thức đấu thầu cho các nhà đầu tư từ lớn đến cực lớn.

Như vậy, JLL đánh giá phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư thông qua rất nhiều hình thức và chủ yếu thuộc về những tập đoàn quy mô đa ngành và ông lớn đầu ngành. Điều này cũng có nghĩa quỹ đất sạch còn lại trong khu đô thị này ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư vào đây vẫn rất lớn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quỹ đất sạch ở Thủ Thiêm ngày càng khan hiếm, giá tiếp tục tăng cao