Theo Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, một trong những điểm nghẽn lớn nhất đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ tầng giao thông hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quy hoạch vùng ĐBSCL: Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Lam Thanh | 03/11/2021, 17:30

Theo Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, một trong những điểm nghẽn lớn nhất đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ tầng giao thông hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngày 3.11, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Văn Thành, nhằm lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chấm dứt tình trạng "mạnh địa phương nào, làm địa phương đó"

Theo Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, một trong những điểm nghẽn lớn nhất đối với vùng là hạ tầng giao thông hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.

dbscl-2.jpg
Đại diện các địa phương phát biểu tại cuộc họp

Ông Nguyễn Văn Được cho biết, lãnh đạo Chính phủ đã nêu chiến lược “8G” phát triển ĐBSCL, trong đó chữ G đầu tiên là "giao thông". Đó là dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc. Ông Nguyễn Văn Được đề nghị tập trung đầu tư cho các công trình giao thông liên vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh nhất trí cao với ý tưởng liên kết cụm ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các trung tâm đầu mối, xem đây là khâu đột phá.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho rằng, trong thời gian qua, các địa phương vùng ĐBSCL đã có rất nhiều sáng kiến để liên kết với nhau nhưng chủ yếu là các sáng kiến nhỏ lẻ, của các cụm.

“Với quy hoạch này, chúng ta sẽ có thể chế, sẽ có trung tâm điều phối liên kết, sẽ có một bản đồ án quy hoạch chung vừa tích hợp các ngành nhưng đồng thời cũng là tích hợp của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, chúng ta sẽ chấm dứt tình trạng "mạnh địa phương nào, làm địa phương đó", ông Mạnh nói.

Từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, các địa phương đề xuất đầu tư xây dựng nhiều hồ thủy lợi, tích trữ nước ngọt bởi đây là việc rất cần thiết. Việc đầu tư xây dựng hồ chứa đòi hỏi nhiều nguồn lực, tuy nhiên, không nên chỉ sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước mà cần có chính sách huy động thêm nguồn xã hội hóa.

Các địa phương cũng đề xuất huy động khoản vay của các nhà tài trợ cho đầu tư phát triển ĐBSCL theo phương án Trung ương cấp phát 90% vốn ODA, địa phương vay lại 10%.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết ưu tiên đặc biệt cho một số nhóm dự án như cao tốc TP.HCM đến Cà Mau; cao tốc An Hữu - thành phố Cao Lãnh - cầu Vàm Cống - Rạch Giá; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - cảng Trần Đề...

"Nếu làm tốt, đến năm 2025, chúng ta sẽ có 300 km đường cao tốc trong vùng. Như thế để thấy, Trung ương, Chính phủ rất quan tâm, tập trung cho cao tốc", ông Thể nói.

Về hàng hải, ông Thể cho hay Bộ GTVT ủng hộ phát triển mạnh cảng quốc tế Long An, ủng hộ Trà Vinh xây dựng cảng tổng hợp Trà Vinh duyên hải, ủng hộ Cà Mau kêu gọi nhà đầu tư vào cảng Cầu Vai, riêng cảng Trần Đề của Sóc Trăng cũng đang xúc tiến đầu tư... Về hàng không sẽ nâng cấp cảng hàng không Cần Thơ, mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc...

Ưu tiên cao nhất cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết những năm qua, vùng ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển, tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Do đó, quy hoạch là công cụ quan trọng hàng đầu để định hướng, dẫn dắt đầu tư phát triển.

dbscl.jpg
Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu

“Hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng”, Phó thủ tướng nói và cho biết, hiện nay 4 quy hoạch quốc gia của ngành giao thông vận tải (gồm quy hoạch đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường thủy) đã được ban hành, còn quy hoạch hàng không đang trong quá trình phê duyệt.

Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Ưu tiên số 1 cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Muốn phát triển được vùng ĐBSCL thì việc đầu tiên mà các địa phương cần tập trung thực hiện là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Điều này cũng giúp tăng cường liên kết vùng, phát huy vai trò, thế mạnh của vùng”.

Theo Phó thủ tướng, sau khi có quy hoạch, các địa phương chủ động lên kế hoạch, phân kỳ đầu tư, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án.

Dẫn chứng về sự phát triển của thành phố Hải Phòng, Phó thủ tướng cho biết, 90% nguồn vốn đầu tư phát triển là từ doanh nghiệp và người dân, chỉ có 10% nguồn vốn là từ ngân sách Nhà nước. Các địa phương vùng ĐBSCL cần tập trung huy động nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

“Muốn huy động doanh nghiệp vào thì phải trên cơ sở đã có quy hoạch. Chúng ta mời họ vào khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư các hình thức như PPP”, Phó thủ tướng nêu.

Phó thủ tướng lưu ý các địa phương quan tâm hơn nữa đến các dự án đã được đưa vào danh mục trong quy hoạch vùng. Cần nỗ lực triển khai nhanh thủ tục đầu tư. Đối với các dự án dự kiến sử dụng vốn ODA, Phó thủ tướng đề nghị phải đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, để có thể giải ngân được ngay khi bố trí vốn.

Theo đó, đối với một số dự án trong quy hoạch có thể thực hiện sớm hơn khi huy động được nguồn vốn xã hội hóa, như các tuyến cao tốc, cảng biển.

“Có tuyến các đồng chí ghi là hoàn thành trong giai đoạn 2026-2030, nhưng nếu cảng do doanh nghiệp đầu tư mà hoàn thành trước, chẳng hạn vào năm 2025, thì đoạn cao tốc kết nối với cảng cần đẩy sớm hơn”, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy hoạch vùng ĐBSCL: Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông