Quy mô giáo dục ĐH ở nước ta thời gian qua đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn những bất cập về chính sách khiến nhiều trường loay hoay gỡ rối.

Quy mô giáo dục tăng nhưng kinh phí đầu tư còn thấp

Dạ Thảo | 06/11/2023, 10:32

Quy mô giáo dục ĐH ở nước ta thời gian qua đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn những bất cập về chính sách khiến nhiều trường loay hoay gỡ rối.

Ngày 5.11, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo giáo dục năm 2023 về “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.

Phát biểu khai mạc, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, thời gian qua, quy mô giáo dục đại học (ĐH) phát triển. Giai đoạn 2013-2021, số lượng cơ sở giáo dục ĐH tăng từ 207 trường lên 237 trường. Quy mô giáo dục ĐH tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Kinh phí đầu tư cho giáo dục ĐH còn thấp. Chính sách xã hội hóa giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia…

nong-trong-tuan-a2-4591.jpeg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo ngày 5.11

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới hạn chế chất lượng giáo dục ĐH và cho rằng cơ chế đánh giá, giám sát chất lượng chưa hiệu quả, thực chất. Hiện nay hành lang pháp lý về tự chủ ĐH chưa đồng bộ, năng lực quản trị của một số cơ sở giáo dục ĐH còn yếu, hệ thống cơ sở giáo dục ĐH còn phân mảnh, chưa tối ưu; nguồn lực đầu tư rất thấp, phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục ĐH chưa hiệu quả...

Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, cần tăng cường giám sát chất lượng; tăng cường huy động các nguồn lực, phân bổ và kiểm soát hiệu quả sử dụng ngân sách.

Nêu giải pháp nâng chất lượng giáo dục ĐH, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân cho rằng, để các trường có nguồn lực đầu tư đủ lớn, Nhà nước cần xem xét đầu tư trực tiếp cho các trường ĐH thông qua đấu thầu cạnh tranh. Các trường được đầu tư phải thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao cả về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cần xây dựng các quỹ học bổng, tín dụng ưu đãi để ưu tiên các ngành khoa học cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của đất nước.

Nhận ra giáo dục ĐH đã có bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng vấn đề cần tập trung giải quyết là làm thế nào để các trường phát triển bứt phá. Theo đó, cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để tự chủ ĐH thực hiện có chiều sâu. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đây là việc cực khó, cần có đột phá về mặt thể chế để mở đường cho tự chủ ĐH, từ đó mới có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Kết luận hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh phát triển giáo dục ĐH thể hiện ở 3 yếu tố: Quy mô, cơ cấu và chất lượng, trong đó chất lượng là thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đặt ra đối với giáo dục ĐH. Đối với những kiến nghị về vướng mắc, bất cập liên quan đến chính sách, pháp luật và các văn bản dưới luật, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội sẽ tổng hợp để nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới.

Bài liên quan
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024
Sáng 16.11, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy mô giáo dục tăng nhưng kinh phí đầu tư còn thấp