Gần đây tôi thấy một tờ poster dán trong nhà vệ sinh nữ của Đại học Công nghệ Queensland (Australia) có ghi dòng chữ: Ai cũng cần phải đi vệ sinh (We all need to pee). Tờ poster làm tôi giật mình, tại sao lại phải nói về một cái quyền thuộc về nhu cầu cơ bản của con người? Rõ ràng là ai cũng có nhu cầu đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng như trong tờ poster đề cập rằng những người thuộc nhóm LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới) thường bị phân b

Quyền bình đẳng của người đồng tính

Một Thế Giới | 08/02/2015, 01:59

Gần đây tôi thấy một tờ poster dán trong nhà vệ sinh nữ của Đại học Công nghệ Queensland (Australia) có ghi dòng chữ: Ai cũng cần phải đi vệ sinh (We all need to pee). Tờ poster làm tôi giật mình, tại sao lại phải nói về một cái quyền thuộc về nhu cầu cơ bản của con người? Rõ ràng là ai cũng có nhu cầu đi vệ sinh hằng ngày. Nhưng như trong tờ poster đề cập rằng những người thuộc nhóm LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới) thường bị phân b

Sự phân biệt này làm cho việc đi vệ sinh, một nhu cầu tối thiểu và cơ bản của con người, lại trở thành một nỗi khổ của những người thuộc nhóm LGBT.
Ở Việt Nam, tôi cũng từng nghe phàn nàn về việc những bạn lesbian bị đuổi khỏi nhà vệ sinh nữ, cũng chẳng được phép dùng nhà vệ sinh nam. Một cô bé lesbian tôi biết từng bị xua đuổi khi dùng nhà vệ sinh nữ, từ sau đó cô nàng thường lầm lũi đi vào nhà vệ sinh nam và vài lần làm các bạn nam cùng trường bối rối. Tình trạng này có thể cũng xảy ra nhiều với các bạn thuộc giới tính khác nam và nữ.
Một người bạn của tôi ở Thái Lan, tự nhận mình là lesbian cũng gặp một số phiền toái khi dùng nhà vệ sinh công cộng bởi phong cách ăn mặc và ngoại hình rất giống nam giới. Cô kể có khi bước vào nhà vệ sinh thì các chị em giật mình vì tưởng anh nào đi nhầm vào, nhưng khi cô chủ động mỉm cười và chào xã giao thì chất giọng nữ đã giúp xoa dịu sự căng thẳng. Khi được hỏi có cảm thấy cần thiết phải có nhà vệ sinh riêng dành cho những người LGBT không, cô bảo không vì bản thân cô vốn quen với việc sinh hoạt như một người phụ nữ và cảm thấy thoải mái hơn khi dùng nhà vệ sinh nữ, và vì chức năng và các thiết bị vệ sinh của nam không thích hợp với cấu tạo sinh học của cơ thể cô. 
dong tinh, quyen
Hành động ruồng rẫy tại nhà vệ sinh công cộng là một hành động gây tổn thương lớn đối với những người LGBT. Không có một lời giải thích nào thuyết phục khi một người bị chối bỏ chỉ vì người khác cho rằng họ không phù hợp về mặt giới tính, trong khi về mặt cấu tạo sinh học họ hoàn toàn thích hợp. Cũng chẳng có một lời giải thích nào thỏa đáng khi một người bị tước đoạt quyền được thực hiện nhu cầu tối thiểu của con người là được đi vệ sinh một cách an toàn. Một cách hành xử lệch lạc về nhận thức và xâm phạm quyền con người như thế là không thể chấp nhận.
Chiến dịch "Ai cũng cần phải đi vệ sinh" được phát động và hưởng ứng bởi các hội sinh viên và lan tỏa đến nhiều thành phố và quốc gia. Một số trường đại học và những khu thương mại cũng bắt đầu chuyển đổi từ nhà vệ sinh chỉ dành cho nam hoặc nữ sang nhà vệ sinh dành cho mọi giới tính (universal toilets hoặc neutral-gender toilets). Những tấm biển với biểu tượng và dòng chữ ghi rõ nhà vệ sinh dành cho mọi giới tính đã giúp nhiều người thông cảm, chấp nhận và cởi mở hơn với những người LGBT xung quanh mình. Bởi đơn giản, ai cũng cần phải đi vệ sinh và ai cũng có quyền được sử dụng nhà vệ sinh.
Theo Huỳnh Thị Ngọc Hân (TNO)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quyền bình đẳng của người đồng tính