Người nào không thuộc 5 trường hợp ưu tiên ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ở TP.HCM bị phạt bao nhiêu?

Ra đường ở TP.HCM sau 18 giờ từ 26.7 bị phạt bao nhiêu?

P.V | 26/07/2021, 15:06

Người nào không thuộc 5 trường hợp ưu tiên ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ở TP.HCM bị phạt bao nhiêu?

Ngày 25.7, UBND TP.HCM yêu cầu từ ngày 26.7.2021, người dân không được ra đường từ sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Tất cả hoạt động tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu hoặc theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Chiều 26.7, UBND TP.HCM đã ban hành công văn khẩn số 2490/UBND-VX về tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu mọi người dân trên địa bàn thành phố hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hàng ngày), trừ 5 trường hợp sau:

- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.

- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của thành phố.

Người nào không thuộc 5 trường  hợp ưu tiên này ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ở TP.HCM có thể bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về lỗi "Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".

Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể với hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (bằng 2 triệu đồng); nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng thấp nhất là 1 triệu đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng cao nhất là 3 triệu đồng.

Với trường hợp ra đường trong thời gian cấm nêu trên mà làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 2 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Bài liên quan
Sở Y tế TP.HCM thông tin về trường hợp người phụ nữ 64 tuổi làm đẹp bị tử vong
Người phụ nữ 64 tuổi sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng, cấy mỡ vùng mông, thay túi độn ngực… tại Bệnh viện đa khoa Tân Hưng có dấu hiệu mệt, khó thở, huyết áp tụt. Sau đó bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ra đường ở TP.HCM sau 18 giờ từ 26.7 bị phạt bao nhiêu?