Tra xét tìm hiểu nhiều cuốn từ điển Hán Việt và các văn bản pháp luật lâu nay, tôi chỉ thấy cụm từ “tại ngoại hậu tra” hoặc “tại ngoại hậu cứu” chứ không có “tại ngoại hầu tra”.

Rất hay nhầm lẫn hậu và hầu

18/12/2016, 04:41

Tra xét tìm hiểu nhiều cuốn từ điển Hán Việt và các văn bản pháp luật lâu nay, tôi chỉ thấy cụm từ “tại ngoại hậu tra” hoặc “tại ngoại hậu cứu” chứ không có “tại ngoại hầu tra”.

Một phiên tòa xét xử bị cáo (ảnh minh họa)

Mấy hôm nay, dư luận trong nước, nhất là giới văn nghệ sĩ, rất quan tâm đến vụ xử nghệ sĩ hài Minh Béo bên Mỹ. Nhiều người mừng cho anh ngày mai 18.12 sẽ được thả, có thể về nước trước ngày Giáng sinh. Mong sao anh sớm trở về an toàn, bình tĩnh nghĩ lại những gì đã qua để rút bài học cần thiết trong đời, tiếp tục sự nghiệp của người nghệ sĩ.

Nhân chuyện Minh Béo, sực nhớ dạo anh mới bị bắt, có tờ báo đăng bài với cái tít “Luật sư Đỗ Phủ: Sẽ giúp Minh Béo tại ngoại hầu tra”. Tôi nêu lại chuyện này, không có ý gì với anh Minh Béo cả, chỉ muốn bàn chuyện chữ nghĩa.

Tôi cho rằng, thường đã là luật sư, những khái niệm, thuật ngữ pháp luật mà họ dùng đều rất chính xác, vậy có thể cái sai không phải do luật sư, cụ thể ở đây là luật sư Đỗ Phủ, mà do phóng viên và biên tập viên của tờ báo.

Chi tiết sai trong tít bài nói trên là thuật ngữ “tại ngoại hậu tra” bị viết thành “tại ngoại hầu tra”. Họ viết và đăng nhưng không hiểu nội dung của thuật ngữ, bởi lâu nay cứ nghe, cứ thấy nhiểu người viết sai thế, nói sai thế thì viết theo. Nếu bảo họ giải thích nghĩa của nó là gì, có lẽ họ sẽ nói rằng là cơ quan pháp luật cho (Minh Béo) được ở ngoài (nhà tù) rồi sẽ theo hầu điều tra (hầu tra) khi ở ngoài.

Hiểu lối như vậy, theo họ, cũng giống như người ta thường nói “hầu tòa”, “hầu quan”, “hầu chuyện”...

Tra xét tìm hiểu nhiều cuốn từ điển Hán Việt và các văn bản pháp luật lâu nay, tôi chỉ thấy cụm từ “tại ngoại hậu tra” hoặc “tại ngoại hậu cứu” chứ không có “tại ngoại hầu tra”.

Có 2 nhóm từ trong thuật ngữ “tại ngoại hậu tra” này. “Tại ngoại” có nghĩa là ở (tại) bên ngoài (ngoại). “Hậu tra” là tra xét, xét hỏi (tra) về sau (hậu). Nghĩa của cả câu là cho bị can (người can tội, phạm tội) được tạm ra khỏi nhà giam, khi cần thiết về sau thì sẽ kêu đến xét hỏi, điều tra, chứ không cần phải giam giữ lúc này.

Thuật ngữ ấy còn có biến thể là “tại ngoại hậu cứu” nhưng cùng với nghĩa nói trên, “cứu” cũng có nghĩa là xét hỏi, tìm hiểu; chúng ta thường quen nói “cứu xét” là vậy.

Từ chữ hậu (sau) thành chữ hầu (hầu hạ, theo hầu), nhà báo vừa làm câu thành ngữ trở nên vô nghĩa, vừa không nói lên được một quy định pháp luật đã được áp dụng phổ biến xưa nay.

Tiếc rằng phần đông nhà báo, biên tập viên và rất nhiều người có trình độ văn hóa nhất định vẫn cứ sai khi nêu, sử dụng thuật ngữ này.

Nguyễn Thông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rất hay nhầm lẫn hậu và hầu